- Phối hợp giữa gia đình và nhà trường
Sau khi xây dựng các biện pháp, chúng tôi tiến hành thực nghiệm áp dụng các biện pháp một cách nghiêm túc và hiệu quả, qua đó chứng minh giả thuyết khoa học đã đề ra trong đề tài nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự biến chuyển rõ nét cả về chất và lượng trong nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ đối với môi trường và BVMT.
PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG
1. Vấn đề môi trường hiện đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một đất nước đang phát triển, hiện nay tình trạng môi trường đã đến mức báo động. Nguyên nhân gây tổn hại đến môi trường ở Việt Nam có cả nguyên nhân chủ quan, lẫn khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan chính là hiểu biết hạn chế về môi trường, vai trò của môi trường, tác động của con người đến môi trường, từ đó dẫn đến hạn chế về ý thức bảo vệ môi trường.
Vậy làm sao để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng Việt Nam? Vấn đề này chắc chắn không thể dễ dàng giải quyết trong ngày một, ngày hai. Vì vậy giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mầm non nói chung là cần thiết, mà cụ thể ở đây là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Những hành vi đúng đắn với môi trường được giáo dục ngay khi trẻ còn học mầm non, thông qua những hoạt động, tình huống cụ thể bởi việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày của nhà trường. Những nhận thức, thái độ, thói quen hành vi tốt sẽ là hành trang theo trẻ suốt cuộc đời, để trẻ biết nhìn nhận đúng mối tương quan giữa con người với môi trường, biết hành động vì một môi trường tươi đẹp, vì chính cuộc sống và nhân cách của mình.
2. Qua khảo sát thực trạng về nhận thức, các biện pháp, ý kiến của giáo viên về giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chúng ta thấy rằng việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non chưa được các cấp quản lí và giáo viên đầu tư, quan tâm đúng mức, vì vậy bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định về nhận thức, thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi BVMT.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi BVMT ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cũng cho thấy mức độ nhận thức và thái độ BVMT ở trẻ mẫu giáo có xu hướng tích cực hơn so với hành vi BVMT ở trẻ.
3. Từ các kết quả nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày tại trường mầm non, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi BVMT như sau:
- Biện pháp tác động nhận thức bằng phối hợp đàm thoại với đọc thơ, kể truyện, xemtranh ảnh, video nhằm giáo dục nhận thức, hành vi BVMT cho trẻ qua CĐSH tại tranh ảnh, video nhằm giáo dục nhận thức, hành vi BVMT cho trẻ qua CĐSH tại trường mầm non
- Sử dụng các tình huống giáo dục trong quá trình thực hiện CĐSH tại trường mầmnon non
- Nêu gương, khích lệ, thi đua
- Làm đồ chơi từ phế thải
- Chức vụ gắn với nghĩa vụ