Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON 5 – 6 TUỔ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 41)

- Về hành vi:

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON 5 – 6 TUỔ

2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của trẻ và thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Dịch Vọng Hậu, tác giả xác định cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non.

2.2. Đối tượng điều tra

Quá trình điều tra thực trạng hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi được tiến hành ở 3 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: Trường mầm non Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội, Trường mầm non Kim Hoa – Mê Linh – Hà Nội, Trường mầm non Chi Đông – Mê Linh – Hà Nội

Mầm non Dịch Vọng Hậu

Quá trình điều tra được tiến hành chủ yếu tại đây, bên cạnh đó, trường được chọn làm địa điểm để chúng tôi tiến hành thực nghiệm với trẻ.

Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu được thành lập theo quyết định số 1919/QĐ – UBND ngày 9/07/2010 của UBND quận Cầu Giấy.

Đây là ngôi trường hiện đại trong hệ thống trường mầm non đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao của thành phố Hà Nội, một môi trường giảng dạy, học tập và vui chơi lý tưởng cho khoảng gần 1000 học sinh. Trường được xây dựng vào dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trường có khuông viên rộng với diện tích 6500 m2, được thiết kế 2 tầng với 13 lớp học lớn, bao gồm 5 lớp mẫu giáo lớn, 4 lớp mẫu giáo nhỡ, 3 lớp mẫu giáo bé và 1 lớp nhà trẻ.

Trường có tổng số 72 cán bộ công nhân viên bao gồm: 3 cán bộ quản lí, 17 nhân viên, và 52 giáo viên (20 giáo viên lớp mẫu giáo lớn, 16 giáo viên lớp mẫu giáo nhỡ, 13 giáo viên lớp mẫu giáo bé, 4 giáo viên nhà trẻ)

Trường mầm non Kim Hoa

Trường mầm non Kim Hoa nằm ở huyện Mê Linh – một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Trường có 18 lớp, các lớp không tập trung và trong đó có 5 lớp khu lẻ không bán trú và 5 lớp mẫu giáo lớn, với tổng số 36 giáo viên.

Trường mầm non Chi Đông

Trường mầm non Chi Đông cũng thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Trường có 15 lớp với 45 giáo viên trong đó có 5 lớp mẫu giáo lớn

Trong 3 trường mầm non tiến hành nghiên cứu điều tra thực trạng, trường mầm non Dịch Vọng Hậu là ngôi trường có điều kiện vượt trội hơn cả, là ngôi trường nằm trong nội thành thuộc quận Cầu Giấy, tuy nhiên hạn chế của trường là số lượng học sinh của mỗi lớp khá đông, từ 55 đến >80 cháu.

Trường mầm non Chi Đông là trường mầm non thuộc thị trấn Chi Đông – Quang Minh – Mê Linh nên điều kiện vất chất tương đối khá, so với Dịch Vọng Hậu số lượng học sinh mỗi lớp ít hơn khoảng 45 – 50 cháu

Tên trường Địa chỉ Số giáo viên

Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu Trần Quốc Hoàn – Cầu Giấy 50

Trường Mầm non Kim Hoa Mê Linh – Hà Nội 30

Trường Mầm non Chi Đông Mê Linh – Hà Nội 20

Tổng số 100

* Đối tượng thứ hai: Các cháu mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Để nghiên cứu thực trạng về hành vi bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, tác giả đã tiến hành khảo sát 200 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đang học tại ba lớp Mickey 3, Mickey 4, mickey5 của trường mầm non Dịch Vọng Hậu.

Lớp Số lượng

Mickey 3 87

Mickey 4 82

Mickey 5 31

Tổng số 200

Về sức khỏe: 99,5 % các cháu có sức khỏe tốt, ở kênh A, B; chỉ 0,5% trẻ ở kênh sức khỏe loại C.

Về thành phần gia đình, các cháu là con em các gia đình đủ các tầng lớp trong xã hội: cán bộ, công nhân viên chức và tiểu thương, công nhân... sống ở quanh khu vực Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy hoặc ở các vùng lân cận, với hoàn cảnh sống khác nhau. Có thể nói, đối tượng trẻ được khảo sát tương đối đa dạng.

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng2.3.1. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường mầm non.

- Đánh giá thực trạng việc sử dụng các biện pháp nhằm giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

- Đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua việc xác định mức độ các biểu hiện về nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

- Dựa trên kết quả khảo sát để xác lập cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đọc, tổng kết các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra những kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây và lấy đó làm cơ sở lý luận cho đề tài.

- Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi” (2009)

- Tài liệu “Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và hướng dẫn thực hiện” (Vũ Minh Tâm)

- Tài liệu “Chương trình giáo dục mầm non” (2012)

Ngoài ra, còn rất nhiều tài liệu về giáo dục môi trường, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Từ đó, xây dựng các khái niệm công cụ cho đề tài như: hành vi đạo đức, môi trường, hành vi bảo vệ môi trường, chế độ sinh hoạt hàng ngày...

2.3.2.2. Phương pháp điều tra viết

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin với lượng khách thể lớn, cho phép người nghiên cứu rút ra kết luận có độ tin cậy cao.

Để có được thông tin về hành vi bảo vệ môi trường của trẻ và các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Dịch Vọng Hậu, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với giáo viên và trẻ.

2.3.2.2.1. Cách xây dựng phiếu hỏi

Căn cứ vào nội dung nghiên cứu của đề tài, nhằm đảm bảo việc điều tra thực trạng chuẩn xác và khách quan nhất, tác giả đưa ra 4 loại phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này, bao gồm:

- Phiếu 1: Dành cho giáo viên - Phiếu 3, 4, 5: Dành cho trẻ

* Đối với mẫu phiếu thứ nhất: Phiếu dành cho giáo viên - Mục đích:

+ Tìm hiểu về nhận thức, việc áp dụng các biện pháp giáo dục hành vi BVMT của giáo viên cho trẻ mẫu giáo

+ Tìm hiểu những khó khăn gặp phải trong quá trình giáo dục hành vi BVMT cho trẻ, từ đó có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục với trẻ

- Nội dung:

Phiếu gồm 9 câu hỏi, ngắn gọn, hàm ý được mục đích điều tra thực trạng của tác giả

* Phiếu dành cho trẻ: - Mục đích:

Điều tra thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ với việc BVMT. Từ đó biết được kiến thức, tính tự giác, khả năng của trẻ đến đâu để xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi BVMT phù hợp với trẻ

- Nội dung:

+ Phiếu 3: Gồm 10 câu hỏi về nhận thức của trẻ với các hành vi liên quan đến việc BVMT

+ Phiếu 4: Gồm 10 câu hỏi về thái độ của trẻ với các hành vi về BVMT + Phiếu 5: Gồm các hành vi cụ thể chia theo 6 hoạt động qua đó nhận biết được trẻ có thực hiện thường xuyên hay không

* Các tiêu chí và cách cho điểm:

* Đánh giá thực trạng nhận thức về hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w