Phương thức TTKDTM tại Eximbank

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 45 - 46)

2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng

2.1.2. Phương thức TTKDTM tại Eximbank

2.1.2.1. Thanh toán bằng séc

Ở Eximbank, séc được sử dụng để thực hiện giao dịch đều là séc rút tiền mặt và không có séc bảo chi. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng séc chiếm tỷ trọng khá nhỏ cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Tỷ trọng về số lượng và giá trị giao dịch séc gia tăng nhanh vào năm 2010 nhưng có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây. Trong các phương tiện giao dịch TTKDTM tại Eximbank thì séc chiếm tỷ trọng rất thấp về số lượng và giá trị giao dịch. Với những ưu điểm của séc được trình bày ở chương 1, nhưng hiện nay việc sử dụng séc trong thanh toán các giao dịch thương mại có xu hướng giảm không chỉ riêng ở Eximbank mà trên phạm vi cả nước1

.

Có thể nói thực trạng này cho thấy sự lo ngại của người bán khi tiến hành các giao dịch mua bán thương mại được thanh toán bằng séc. Với tình hình khó khăn trong kinh tế cũng như tình hình lừa đảo ngày một gia tăng trong một vài năm gần đây, việc người bán dè dặt khi nhận tiền thanh toán bằng séc cũng là điều dễ hiểu. Họ thường lo ngại séc giả, séc không đảm bảo đủ số tiền chi trả khi tài khoản của người mua không có tiền hoặc không đủ tiền. Điều này lại đặt ra vấn đề rằng: người bán lo ngại séc không đảm bảo việc thanh toán cho mình thì người mua nên lập séc bảo chi để thực hiện việc giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ. Như vậy việc thanh toán bằng séc sẽ được thực hiện thuận lợi, không còn sự dè dặt của người bán. Tuy nhiên séc bảo chi lại không được người mua ưa chuộng do các đặc điểm của séc làm ứ đọng vốn của người mua vì số tiền bảo chi sẽ bị phong toả. Do đó, trong những năm vừa qua, tình hình thanh toán bằng séc thường có xu hướng giảm so với các phương tiện TTKDTM khác.

2.1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi

Vì tính thuận tiện và đơn giản của thanh toán bằng uỷ nhiệm chi mà phương thức thanh toán này luôn chiếm tỷ trọng cao trong phương tiện

1

TTKDTM. Ở Eximbank, thanh toán bằng UNC gia tăng qua các năm về số lượng giao dịch. Trong năm 2010, số lượng giao dịch bằng UNC của khách hàng tăng thêm 44,548 món, tương đương tăng 70,65% so với năm 2009. Trong năm 2011, số lượng giao dịch bằng UNC tăng thêm 38,316 món, tương đương 35,61% so với năm 2010. Và năm 2012, số lượng giao dịch UNC đạt 178,654 món, tăng 32,734 món, tương đương tăng 22,43% so với năm 2011. Sự sụt giảm về số lượng thanh toán bằng UNC là do trong năm 2011, Eximbank đã triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích, thay thế được việc thanh toán bằng UNC phải thực hiện tại quầy ngân hàng. Về giá trị giao dịch, trong năm 2010, giá trị giao dịch bằng UNC đã tăng từ 21,689,776.43 triệu đồng lên 31,489,222.46 triệu đồng, tương ứng tăng 45.18% so với năm 2009. Trong năm 2011, giá trị gia dịch bằng UNC đã tăng thêm 15,948,593.84 triệu đồng, tương ứng tăng 50.65% so với năm 2010. Và giá trị giao dịch trong năm 2012 đã tăng thêm 45,524,775.80 triệu so với năm 2011, tương ứng tăng 95.97%. Tốc độ tăng về số lượng giao dịch bằng UNC nhỏ hơn tốc độ tăng giá trị giao dịch cho thấy trong năm 2011 và năm 2012, khách hàng chủ yếu dùng UNC chuyển khoản những món có giá trị lớn, và những món có giá trị nhỏ được thực hiện thông qua ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)