Đa dạng hoá các phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 86 - 88)

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân

3.2.6. Đa dạng hoá các phương thức thanh toán

Trong năm 2012, Eximbank đã triển khai nhiều dự án, sản phẩm, dịch vụ mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và nâng cao chất lượng thẻ, ngân hàng điện tử. Nổi bật như sản phẩm thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid; dịch vụ nạp tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ bằng thẻ nội địa tại POS Eximbank, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ Union Pay… Về ngân hàng điện tử, ngoài các tính năng cơ bản như truy vấn, chuyển khoản, Eximbank đã gia tăng các tiện ích nâng cao của dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch với Eximbank, giúp khách hàng có thể giao dịch trực tuyến 24/7 với ngân hàng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng như: chuyển khoản liên ngân hàng qua số thẻ, chuyển tiền cho người nhận bằng CMND, đăng ký sử dụng trực tuyến các loại dịch vụ, gia tăng tiện ích thanh toán hoá đơn, tăng hạn mức giao dịch trên Mobile banking, Internet banking, … Có thể nói năm vừa qua Eximbank đã gặt hái nhiều thành công khi phát triển các sản phẩm dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ trên vẫn có giá trị giao dịch nhỏ, còn hạn chế trong việc thanh toán, việc mua bán thương mại vẫn có sự tách biệt về không gian và thời gian, tiện ích của thẻ ATM còn hạn chế trong nhiều phương diện. Do đó ngân hàng cần phải cải thiện nhiều sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu

cầu hiện tại của hầu hết các khách hàng trong nền kinh tế. Do đó, Eximbank cần tạo ra nhiều sản phẩm khác nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng đến giao dịch TTKDTM, cụ thể như sau:

Thứ nhất, gia tăng tính linh hoạt của hình thức thanh toán bằng séc bảo chi. Hầu hết các hộ kinh doanh, các tiểu thương vẫn ưa chuộng chi trả hàng hoá theo phương thức “tiền trao cháo múc”. Với quan điểm này của người bán, thanh toán bằng séc sẽ là hình thức phù hợp nhưng hiện nay séc vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Người bán sợ gặp phải rủi ro vì có thể là séc giả, séc không đảm bảo khả năng chi trả nên e ngại với hình thức thanh toán này. Điều này đặt ra là séc bảo chi sẽ đảm bảo quyền lợi cho người bán, nhưng lại gây tổn thất cho người mua vì bị ứ đọng vốn do người mua muốn sử dụng phải ký quỹ một lượng tiền bằng mệnh giá của séc bảo chi và số tiền này sẽ bị phong toả lại để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi tờ séc được xuất trình. Vì thế, việc cải thiện hình thức thanh toán bằng séc bảo chi sẽ tạo ra nhiều cơ hội để người dân hình thành thói quen TTKDTM. Để linh hoạt cho khách hàng, ngân hàng có thể tạo ra sản phẩm gộp giữa sản phẩm huy động và sản phẩm thanh toán bằng séc bảo chi. Ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với một lãi suất như các chương trình tiền gửi khác. Khi người thụ hưởng séc bảo chi yêu cầu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng sẽ trích một phần tiền trong tài khoản tiền gửi để thanh toán cho người nộp séc. Số tiền rút sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn và số tiền còn lại sẽ vẫn được hưởng lãi suất đã ký ban đầu. Biện pháp này nhằm tạo thêm thu nhập cho khách hàng và tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Thứ hai là gia tăng tiện ích của thẻ nội địa. Thẻ nội địa của Eximbank hiện nay bao gồm thẻ V-Top, thẻ Prepaid nội địa với các tiện ích như thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ; thanh toán hoá đơn dịch vụ điện, nước, điện thoại, … mà chưa thanh toán được giao dịch phát sinh hàng ngày như các loại phí đường, vé xe công cộng, thanh toán tiền xăng, tiền gửi xe, … Vì vậy, Eximbank cần tiến hành liên kết với những đơn vị nhà nước cũng như các công ty, trung tâm thương mại thực hiện các giao dịch thanh toán hàng ngày để tăng tiện ích cho thẻ nội địa.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)