Từ phía Chính phủ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 88 - 90)

Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng khá lớn đến việc người dân chấp nhận các phương tiện TTKDTM. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chênh lệch đáng kể về trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật so với các nước đã phát triển TTKDTM trên thế giới thì việc phát triển phương thức thanh toán này vẫn còn là một thách thức lớn với Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ có thể dần dần hoàn thiện cũng như xây dựng các cơ chế, chính sách của mình phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Hiện nay các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển TTKDTM chưa thật đồng bộ; chưa khuyến khích các TCCUDVTT đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, chưa tạo được sự quan tâm của tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế vào các phương thức thanh toán mới. Vì thế Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện các

chính sách, thông tư để đưa phương thức thanh toán này thật sự đi vào cuộc sống của người dân.

Ở một số quốc gia trên thế giới như Singapore, nước này đã có bước tiến lớn trong việc minh bạch tài chính, tạo ra sự an tâm cho người người dân và đã thành công khi phát triển TTKDTM. Từ kinh nghiệm của Singapore Chính phủ có thể ban hành quy định tạo ra sự minh bạch hoá các giao dịch thanh toán, ban hành Luật giao dịch tiền mặt cụ thể để giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.

Các TCCUDVTT luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi, chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ, các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân giao dịch thanh toán. Tuy nhiên các chương trình này chưa thật sự hấp dẫn đến hầu hết các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này là do hạn chế về ngân sách của các TCCUDVTT. Để các TCCUDVTT có thể triển khai nhiều chương trình hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều đối tượng giao dịch thì Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các TCCUDVTT; các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ có các biện pháp kích thích người tiêu dùng sử dụng các hình thức TTKDTM khi mua hàng hoá, dịch vụ như: giảm phí, khuyến mãi, …

Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động thanh toán thẻ, như: giảm thuế, chính sách khuyến khích đối với các đại lý chấp nhận thẻ, các chủ thẻ hoặc các cá nhân, doanh nghiệp được khấu trừ thuế khi thanh toán bằng thẻ, tạo ra sự chênh lệch lớn với nơi sử dụng bằng tiền mặt; ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTDKTM, nhất là thanh toán thẻ qua POS, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Đồng thời cho phép sử dụng các hoá đơn thanh toán bằng thẻ như là một chứng từ để khấu trừ thuế VAT thay cho thực hiện kèm theo hoá đơn VAT như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho sự tiện lợi và đơn giản trong hoạt động thanh toán bằng thẻ.

Ngoài ra, việc phát triển các phương thức TTKDTM nên được triển khai từ tầng lớp sinh viên, tạo cho các thế hệ trẻ Việt Nam làm quen dần với hình thức thanh toán mới này, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng sau này. Khối lượng sinh viên học cao đẳng, đại học trong một nước rất là lớn, sẽ tạo ra một làn sóng phát triển mới cho hệ thống thẻ của đất nước. Để làm được điều này, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để các đơn vị đào tạo liên kết với các TCCUDVTT kết hợp thẻ sinh viên với thẻ ATM, tích hợp nhiều tiện ích từ thẻ ATM sinh viên như thanh toán tiền xe buýt, thẻ thư viện, đóng học phí, …

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.PDF (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)