1.4.1. Khái niệm
Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là việc các ngân hàng thương mại áp dụng các phương thức, biện pháp, kỹ thuật nhằm gia tăng số lượng tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp.
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt
1.4.2.1. Quy mô cung ứng dịch vụ
Quy mô cung ứng dịch vụ trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại bao gồm: mạng lưới phòng giao dịch; hệ thống máy ATM, POS; số lượng nhân viên phục vụ. Quy mô cung ứng dịch vụ cho thấy khả năng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng như thế thế nào. Một ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới phòng giao dịch nhiều; khối lượng máy ATM, POS lớn; số lượng nhân viên phục vụ trong dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhiều sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng.
1.4.2.2. Đa dạng về sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều chủng loại sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, nắm bắt được nhiều nhu cầu thị hiếu khác nhau trong xã hội. Khi ngân hàng gia tăng thêm một loại sản phẩm hay dịch vụ thanh toán qua ngân hàng với nhiều đặc điểm, tiện ích và khuyến mãi kèm theo sẽ thu hút được một bộ phận tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế sử dụng. Từ đó làm gia tăng số lượng khách hàng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Phân tích mức độ gia tăng về sản phẩm dịch vụ trong một thời gian sẽ đánh giá được khả năng mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại.
1.4.2.3. Mức độ tăng trƣởng trong doanh thu thanh toán
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà ngân hàng thu được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của ngân hàng. Đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, doanh thu là giá trị tiền tệ thanh toán mà ngân hàng đã thực hiện theo lệnh của khách hàng sử dụng dịch vụ. Sự gia tăng về số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng không làm gia tăng doanh thu của ngân hàng cũng không được xem như là đã mở rộng thành công phương thức thanh toán này. Bởi vì mức độ tăng trưởng doanh thu trong TTKDTM sẽ cho thấy sự sụt giảm trong việc sử dụng tiền mặt của các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế.
1.4.2.4. Mức độ gia tăng kiểm soát rủi ro
Một cỗ máy càng lớn sẽ kéo theo sự khó khăn về việc quản lý cũng như vận hành nó, hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng không thể thoát khỏi quy luật đó. Khi một ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bao gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng và cuối cùng là rủi ro tác nghiệp. Do hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt là một dịch vụ thể hiện chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng, do đó hầu như không chịu ảnh hưởng bởi các loại rủi ro trên ngoại trừ rủi ro tác nghiệp.
Theo Basel II: Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài.
Do đó, việc gia tăng kiểm soát rủi ro sẽ góp phần giảm thiểu được sai sót, giúp cho các giao dịch thanh toán được thực hiện chính xác, an toàn và hiệu quả hơn. Từ đó tạo niềm tin vững chắc ở khách hàng vào dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp.
1.4.2.5. Mức độ gia tăng thị phần
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh thị phần trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Muốn mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng phải không ngừng tìm kiếm lượng khách hàng mới, khai thác được mọi tầng lớp dân cư, tổ chức. Thị phần của ngân hàng là tổng thể các đối tượng hoạt động trong một nền kinh tế, bao gồm: khách hàng cá nhân; khách hàng doanh nghiệp; các đơn vị chấp nhận thẻ; đơn vị hành chính sự nghiệp, đào tạo. Gia tăng thị phần là việc ngân hàng chiếm lĩnh được mọi thành phần kinh tế của xã hội, tiếp đến làm gia tăng số lượng khách hàng của từng nhóm đối tượng đó sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Do đó, mức độ gia tăng thị phần được xem như là một trong những tiêu chí đánh giá sự mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
1.4.2.6. Chất lƣợng dịch vụ
Mở rộng là làm tăng về số lượng nhưng không vì thế mà chất lượng bị lãng quên. Đảm bảo được chất lượng dịch vụ trong quá trình mở rộng hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá. Bởi vì thanh toán không dùng tiền mặt cũng là một sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại. Để có thể mở rộng, tìm kiếm được khách hàng mới, thì bên cạnh đó, ngân hàng phải luôn quan tâm, kiểm soát chất lượng dịch vụ của mình, đảm bảo được sự thoả mãn cao nhất cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng. Khi lượng khách hàng cũ hài lòng, họ cũng là một trong những cửa ngỏ giúp cho ngân hàng tiếp cận được nguồn khách hàng mới.
1.5. Kinh nghiệm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt từ một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trên thế giới
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính đã thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Theo báo cáo thường niên World Payments Report (WPR) từ Capgemini, The Royal Bank of Scotland (RBS), những quốc gia có hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao trên thế giới như: các quốc gia Mature; các quốc gia BRIC; các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ.
Trong phần này, bài nghiên cứu xin trình bày một số biện pháp và thành tựu của các quốc gia nhóm BRIC trong công cuộc đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại hệ thống ngân hàng của các quốc gia này các quốc gia này.
1.5.1.1. Brazil
Theo báo cáo về thanh toán không dùng tiền mặt của World Payments Report, trong năm 2012, Brazil đã vượt qua các các nước trong nhóm BRIC về giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Ở Brazil, khối lượng giao dịch đã tăng dần dần 9,3% một năm trong giai đoạn 2001 đến 2009. Trong năm 2010, khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng ở Brazil đã tăng
8,9%/năm – đạt 20 tỷ, trở thành thị trường thanh toán lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và khu vực châu Âu. Có được kết quả này là do sự mở rộng của mạng lưới ngân hàng thông qua việc thành lập các ngân hàng đại lý là chìa khoá chính cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng ở Brazil phát triển. Ngoài ra, cơ quan quản lý Brazil đã nỗ lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thanh toán bán lẻ từ năm 2005, ban hành các báo cáo và chỉ thị để giải quyết sự thiếu hiệu quả của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Khối lượng thanh toán bình quân trên đầu người đã phát triển rất nhanh, đạt gần đến khối lượng giao dịch của một vài thị trường phát triển ở Châu Âu (103 giao dịch thanh toán trên đầu người vào năm 2010). Việc sử dụng thẻ tiếp tục phát triển trong năm 2010, đó là nhờ vào lợi ích của việc mở rộng mạng lưới của máy POS được xây dựng trong suốt thời kỳ lạm phát phi mã. Ở Brazil, trong các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt thì người dân có xu hướng ưa chuộng thanh toán bằng thẻ tín dụng hơn.
1.5.1.2. Russia – Liên Bang Nga
Nga là quốc gia có thị trường thanh toán không dùng tiền mặt lớn thứ 10 trên thế giới, và đang phát triển với tốc độ nhanh, với khối lượng giao dịch tăng 33,9% trong năm 2010, và tốc độ tăng trưởng này bền vững 26,3% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010. Trong năm 2010, Chính phủ đã thành công khi nỗ lực ban hành các cơ sở pháp lý nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến các khu vực nông thôn, giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn.
Ở Liên Bang Nga, Ngân hàng Trung ương chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống thanh toán. Như một nhà điều hành của hệ thống thanh toán riêng của mình, Ngân hàng Trung ương Nga điều phối, giám sát các mối quan hệ cũng như hoạt động của hệ thống thanh toán tư nhân, ban hành các văn bản hướng dẫn cho các hoạt động của tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế, thiết lập các quy định, hình thức, điều kiện và tiêu chuẩn thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như tổ chức
lưu thông tiền mặt. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga ban hành các thủ tục lập và báo cáo thống kê cụ thể cho hệ thống thanh toán của Nga để làm cho nó minh bạch hơn.
Ngân hàng Trung ương Nga đặc biệt quan tâm đến việc nâng cấp khung pháp lý đảm bảo các chức năng của hệ thống thanh toán của Nga. Năm 2002, thông qua một phiên bản mới của Điều luật số 2-P "Thanh toán không dùng tiền mặt ở Liên Bang Nga", trong đó quy định các thủ tục thanh toán cho các khu dân cư nhằm bảo vệ người tham gia với rủi ro tài chính và làm cho hệ thống thanh toán đáng tin cậy và an toàn hơn.
Để khuyến khích khách hàng sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến và thanh toán điện tử, Ngân hàng Trung ương Nga xác định mức phí giao dịch thấp cho người sử dụng. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Nga cung cấp dịch vụ miễn phí cho các khách hàng thanh toán không vượt quá một số tiền nhất định. Căn cứ vào các luật đã ban hành, các ngân hàng thương mại của Nga đã tiến hành một số hoạt động miễn phí. Đây là những hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách liên bang, khu vực, địa phương và các quỹ của Chính phủ.
Mới đây nhất, vào ngày 22 tháng 6 năm 2012, Bộ Tư pháp của Liên bang Nga đã ứng dụng các điều khoản mới của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga về các quy định chuyển giao tiền tệ. Cụ thể như:
Một, xác nhận danh sách đầy đủ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: các lệnh thanh toán, tín dụng thư, thư chuyển tiền, séc, ghi nợ trực tiếp và các giao dịch thanh toán điện tử;
Hai, mô tả chi tiết các thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt;
Ba, lập danh sách và mô tả các chi tiết cho từng loại chứng từ thanh toán đối với hình thức tương ứng của thanh toán không dùng tiền mặt;
Văn bản này có hiệu lực vào ngày 09 tháng 07 năm 2012 và được xem xét bởi các ngân hàng và khách hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt tại Liên
bang Nga. Cụ thể, các ngân hàng sẽ kiểm tra sự cần thiết của việc sửa đổi tương ứng với các thỏa thuận về việc mở tài khoản ngân hàng, hợp đồng thanh toán qua ngân hàng. Văn bản này thay thế các quy định sau đây của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga:
- "Quy định Thanh toán không dùng tiền mặt ở Liên Bang Nga" (số 2-P, ngày 03 tháng 10 năm 2002),
- "Quy định Thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân ở Liên Bang Nga" (số 222-P, ngày 01 tháng 4 năm 2003).
1.5.1.3. India - Ấn Độ
Ấn Độ hiện là thị trường thanh toán không dùng tiền mặt lớn thứ 13 trên thế giới, nhưng theo đánh giá của WPR, đây là thị trường có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đang làm hết sức mình để các phương pháp thanh toán sẽ mang lại sự an toàn và hiệu quả cho hệ thống thanh toán của đất nước. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ vừa là nhà điều hành vừa là nhà hỗ trợ cho việc thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng ở Ấn Độ đã đạt được những bước tiến nổi bật, có nhiều đổi mới và người dân đang dần dần chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Điều đó là nhờ vào việc thành lập các trung tâm, quỹ hỗ trợ như: National Electronic Fund Transfer (NEFT), Inter-bank mobile payment system, National Payments Corporation India (NPCI)…
RBI đã đưa ra một số sáng kiến nhằm phát huy hiệu quả trong thanh toán bù trừ như sử dụng công nghệ MICR tại 66 trung tâm lớn trong cả nước. Trong năm 2008, sự ra đời của thanh toán bù trừ với tốc độ nhanh cũng như tận dụng cơ sở hạ tầng của các ngân hàng, đã tạo điều kiện thống nhất các giao dịch séc trong khu vực.
Ngoài ra, khối lượng giao dịch thanh toán đã tăng khoảng 10% một năm nhờ vào sự nỗ lực của Tổng công ty Thanh toán Quốc gia Ấn Độ (NPCI) tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển các công cụ thanh toán điện tử giá rẻ và hiệu quả như: m-payment, một chương trình thẻ nội địa RuPay; hệ thống thẻ được xác thực bằng công nghệ sinh trắc học; … hiện tại đang được triển khai.
NPCI là một tổ chức bảo trợ cho tất cả các hệ thống thanh toán bán lẻ ở Ấn Độ. NPCI sẽ hoạt động như một trung tâm cho tất cả các hệ thống thanh toán điện tử bán lẻ. Mục tiêu của NPCI là thống nhất các hệ thống thanh toán, tiêu chuẩn và quy trình kinh doanh sẽ được áp dụng trong nước. Một mục tiêu khác của NPCI là thiết lập một chương trình thẻ quốc gia như thẻ liên ngân hàng (CUP) của Trung Quốc.
NPCI chính thức ra mắt RuPay, cổng thanh toán riêng của đất nước vào ngày 26 tháng 3 năm 2012. NPCI hiện đang đặt ra một cơ chế để đảm bảo việc chấp nhận thẻ RuPay tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Sau đó NPCI đã tích cực lên kế hoạch cho thị trường RuPay cho tất cả các ngân hàng thương mại.
Kể từ khi sự ra đời của hệ thống thanh toán điện tử ở Ấn Độ, khu vực ngân hàng đã chứng kiến sự phát triển hơn bao giờ hết. Điều này là nhờ vào kết quả của những tiến bộ trong khoa học công nghệ; nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sự đơn giản và hiệu quả của các giao dịch trên internet cũng như điện thoại di động.
1.5.1.4. China – Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường có lượng thanh toán không dùng tiền mặt lớn thứ 8 trên thế giới, khối lượng giao dịch đã tăng 30,3% trong năm 2010. Trong số đó, thẻ vẫn chiếm ưu thế trong nền kinh tế Trung Quốc. Mua sắm trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn tại Trung Quốc, đặc biệt là cư dân của các thành phố lớn. Các cổng thanh toán trực tuyến như trang “Taobao.com”, trang web mua sắm trực tuyến phổ biến nhất tại Trung Quốc, với nhiều hình thức thanh toán trực tuyến dễ dàng cho người dân lựa chọn.
Vào năm 2005, Trung Quốc ban hành các quy định và chỉ thị về hoạt động thanh toán điện tử, hướng dẫn các ngân hàng về việc cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, và thông qua các biện pháp để kiểm gia, giải quyết và nâng cao hiệu quả