Bộ Công thương cần nghiên cứu áp dụng quy định bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh như kinh doanh bán lẻ, du lịch, thương mại… trong giai đoạn trước mắt và sau đó, tiếp tục mở rộng ra đối với tất cả các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo cơ sở phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư ưu tiên nguồn vốn hợp lý để đầu tư phát triển thanh toán thẻ, tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính, tiền quốc tế để nhận hỗ trợ vốn phát triển thanh toán thẻ.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai, lồng ghép các nội dung, nghiệm vụ của Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn tới vào các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương hàng năm, đảm bảo cơ sở hạ tầng chung về điện, công nghệ thông tin và viễn thông ổn định, đáp ứng nhu cầu gia tăng về phát triển TTKDTM tại địa phương.
Kết luận chƣơng 3
Định hướng và mục tiêu Eximbank đặt ra trong thời gian sắp tới sẽ đem lại nhiều thách thức trong việc mở rộng hoạt động TTKDTM tại Eximbank. Để có thể hoàn thành được định hướng, mục tiêu đã vạch ra cần có sự tiến hành nhanh các biện pháp cải thiện tình hình TTKDTM của Eximbank; cũng như sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN và các cơ quan chức năng. Hi vọng những giải pháp trong chương 3 sẽ mở rộng được hoạt động TTKDTM tại Eximbank, tạo được bước phát triển bền vững; hoàn thành được mục tiêu và định hướng phát triển mà Eximbank đã đề ra, góp phần đưa TTKDTM đi vào cuộc sống của người dân Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã khẳng định được vai trò to lớn trong quá trình thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vì thế, việc mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò quan trọng. Nó đã và đang là nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ này, việc cải tiến đưa ra các công cụ thanh toán linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, và thực hiện các biện pháp hữu hiệu thu hút khách hàng tới mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng.
Đối với Eximbank, trong nhiều năm qua đã nỗ lực trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Với sự gia tăng về doanh số thanh toán cho thấy hoạt động của Eximbank đã có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế mà Eximbank cần khắc phục.
Qua quá trình làm việc, xuất phát từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực tế, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Eximbank. Mong rằng những giải pháp trên cùng sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Cơ quan chức năng sẽ đóng góp phần nào vào sự mở rộng thoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Eximbank trong thời gian sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo thường niên Eximbank
2. Báo cáo tổng hợp Phòng thẻ Eximbank.
3. Báo cáo tổng hợp Phòng Dịch vụ Khách hàng Eximbank.
4. Bùi Quang Tiên, 2012. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và Phát triển thanh toán thẻ qua POS. Tạp chí tin học ngân hàng, số 6, trang 18-21.
5. Chính phủ, 2012. Nghị định số 101/2012/NĐ/CP quy định về Thanh toán không dùng tiền mặt.
6. Đặng Công Hoàn, 2012. Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt – Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 9-15.
7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.
8. Hoàng Việt Trung và Nguyễn Thị Thuý, 2013. Giải pháp cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 13, trang 1-6.
9. Nguyễn Đăng Dờn, 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
10. NHNN, 2006. Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ban hành về quy chế cung ứng và sử dụng séc.
11. NHNN, 2007. Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành về quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
12. Trầm Thị Xuân Hương và ThS.Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh.
13. TTCP, 2006. Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
14. Văn Tạo, 2009. Thanh toán không dùng tiền mặt – Thực trạng, Nguyên nhân, Giải pháp. Tạp chí ngân hàng, số 19, trang 5-11.
DANH MỤC TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
1. www.moet.gov.vn/?page=11.11&view=4446
2. www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=12817 3. www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/tkttnh/slhdtt/gdpttt?
_adf.ctrl-state=v8kr7qtdv_4&_afrLoop=795316804000800 4. www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070125.html?p=1
5. www.google.com.vn/ - Payment System Vision Ducument, Reserve Bank of India. 6. vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=183277 7. www.capgemini.com/wpr 8. www.lexology.com/library/detail.aspx?g=e34237c1-6fc1-45ba-bf9b- 793172c1d47c 9. www.cbr.ru/eng/publ/God
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH- GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến cuối năm 2012 vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 15.812 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, toà nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2012 có 207 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 1 Sở giao dịch, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 3 điểm giao dịch và 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Sau hơn 24 năm hoạt động, Eximbank đã đạt được một số thành tựu vượt bậc và những giải thưởng quan trọng như: Giải Thưởng “Thanh Toán Xuyên Suốt” (STP Award) do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng, giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” do ngân hàng HSBC trao tặng, 2 lần liên tiếp Eximbank nằm trong Top 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn, được tạp chí Asia Money đánh giá là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”,… Mới đây nhất là giải thưởng “Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam
2013” được tạp chí Euromoney bình chọn, giải thưởng “Ngân hàng được quản trị tốt nhất 2013” và giải thưởng “Thành tựu lãnh đạo năm 2013” do tạp chí Asia Banker trao tặng.
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản 65448 131111 183567 170156 Vốn chủ sở hữu 13353 13511 16303 15812 Trong đó: vốn điều lệ 8800 10560 12355 12355 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư 46989 70705 72777 85519 Tổng dư nợ cho vay 38580 62346 74663 74922 Thu nhập lãi thuần 1975 2883 5304 4901 Thu nhập ngoài lãi thuần 602 787 933 486 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 2577 3670 6237 5387 Tổng chi phí hoạt động -907 -1027 -1910 -2297 Tợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trích DPRR tín dụng
1670 2643 4327 3090 Chi phí dự phòng rủi ro -137 -265 -271 -239 Lợi nhuận trước thuế 1533 2378 4056 2851 Thuế thu nhập doanh nghiệp -400 -563 -1017 -712 Lợi nhuận sau thuế 1133 1815 3039 2139 Tỷ suất lợi nhuận/vcsh (ROE) 8.65% 13.51% 20.39 13.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) 1.99% 1.85% 1.93 1.2 Tỷ lệ an toàn vốn CAR 26.87% 17.79% 12.94 16.38 Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch 140 183 203 207 Tổng số cán bộ nhân viên 3780 4472 5430 5800 Tỷ lệ chi trả cổ tức (% năm) 12.00% 13.50% 19.3 13.5
PHỤ LỤC 2. CHI NHÁNH BÌNH PHÚ
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Bình Phú chính thức được thành lập vào ngày 26/08/2008 theo quyết định số 313/2008/EIB/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Là một chi nhánh còn non trẻ so với các chi nhánh khác trong hệ thống Eximbank, tuy nhiên qua hơn 4 năm hoạt động, chi nhánh Bình Phú có được một lượng khách hàng ổn định và ngày một phát triển. Hiện nay chi nhánh Bình Phú đã trở thành một chi nhánh lớn trong hệ thống Eximbank với 4 phòng nghiệp vụ, 4 phòng giao dịch và đội ngũ hơn 100 cán bộ công nhân viên.
Tọa lạc tại số 30 Bình Phú, Phường 11, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Phú nằm ngay trung tâm quận 6, nơi có vị trí thuận lợi về mật độ giao thông đông đúc với tầng lớp dân cư trong khu vực dồi dào, hệ thống doanh nghiệp đang phát triển, nên chi nhánh có nhiều tiềm năng trong việc khai thác thị phần tại khu vực này.
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 (+/- %) 2011 (+/- %) 2012 (+/- %)
Doanh thu 56.70 61.60 8.64 218.77 255.15 209.35 -4.31
Chi phí 54.30 57.40 5.71 200.54 249.37 191.03 -4.74
Lợi nhuận 2.0 4.20 110.00 18.23 334.05 18.33 0.55 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp chi nhánh Bình Phú
PHỤ LỤC 3. BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH
Xin chào Quý khách hàng!
Tôi là học viên lớp Cao học thuộc trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang tiến hành cuộc nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến Việc chấp nhận Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú. Kính mong quý khách hàng dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Cũng xin lưu ý với quý khách là không có quan điểm nào đúng hay sai, tất cả ý kiến trung thực của quý khách đều đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu này. Tôi rất mong nhận được sự cộng tác chân tình của quý khách.
PHẦN CÂU HỎI
Câu hỏi 1: “Quý khách hiện có đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh
toán qua ngân hàng của Eximbank – Chi nhánh Bình Phú không? Vì sao quý khách sử dụng? Thời gian sử dụng là bao lâu?”
Câu hỏi 2: “Các yếu tố nào của nền kinh tế xã hội làm quý khách quan
tâm khi quyết định sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng?”
Câu hỏi 3: “Các yếu tố nào của khoa học công nghệ làm quý khách quan
tâm khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng?”
Câu hỏi 4: “Về quy trình hoạt động của ngân hàng, những yếu tố nào làm
quý khách quan tâm khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng?”
Câu hỏi 5: “Về yếu tố con người, là nhân sự của Eximbank – Chi nhánh
Bình Phú, yêu cầu nào của quý khách hàng đặt ra khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng?”
---o0o---
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của Quý khách. Kính chúc Quý khách nhiều sức khỏe và thành công
PHỤ LỤC 4. BẢNG KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Xin chào Quý khách hàng!
Tôi là học viên lớp Cao học thuộc trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi đang tiến hành cuộc nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến Việc chấp nhận Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú. Kính mong quý khách hàng dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Cũng xin lưu ý với quý khách là không có quan điểm nào đúng hay sai, tất cả ý kiến trung thực của quý khách đều đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu này. Tôi rất mong nhận được sự cộng tác chân tình của quý khách.
Hướng dẫn trả lời: Vui lòng đánh dấu X vào 01 ô thích hợp.
PHẦN I. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1. Vui lòng cho biết giới tính của Quý khách? Nam Nữ
2. Vui lòng cho biết độ tuổi của Quý khách? Dưới 23 tuổi Từ 23 – dưới 30 tuổi Từ 30 – dưới 55 tuổi Trên 55 tuổi
3. Vui lòng cho biết nghề nghiệp của Quý khách?
Sinh viên Nhân viên văn phòng Buôn bán Khác: ……… 4. Vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của
Quý khách?
Dưới 5 triệu Từ 5 – dưới 10 triệu Từ 10 – dưới 20 triệu Trên 20 triệu
PHẦN II. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN TTKDTM CỦA KHÁCH HÀNG
Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Quý khách đối với các phát biểu dưới đây.
1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Không ý kiến; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý
* Thanh toán không dùng tiền mặt:
Séc, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, Thẻ, Ngân hàng điện tử
A. Môi trƣờng kinh tế xã hội 1 2 3 4 5
1. TTKDTM là phương thức thanh toán phù hợp tập quán kinh tế Việt Nam 2. TTKDTM là phương thức thanh toán phù hợp trong xu thế phát triển hiện nay 3. TTKDTM là cần thiết khi xã hội gia tăng tệ nạn (trộm, cướp…)
4. Khi nền kinh tế ổn định, phát triển, khách hàng sẽ chuyển sang TTKDTM
5. Khi nền kinh tế có lạm phát cao, không ổn định, khách hàng vẫn sử dụng dịch vụ TTKDTM
B. Khoa học công nghệ 1 2 3 4 5 1. Việc TTKDTM tại quầy ngân hàng thì chính xác
2. Việc TTKDTM tại quầy ngân hàng thì nhanh chóng, tiện lợi 3. Việc TT bằng thẻ, internet banking, mobile banking thì đơn giản 4. Việc TT bằng thẻ, internet banking, mobile banking thì chính xác 5. Việc TT bằng thẻ, internet banking, mobile banking thì nhanh chóng
C. Yếu tố Nhân sự Eximbank 1 2 3 4 5
1. Nhân viên tận tâm khi hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM 2. Nhân viên xử lý nhanh các tình huống phát sinh khi giao dịch TTKDTM 3. Nhân viên tư vấn các sản phẩm dịch vụ TTKDTM dễ hiểu
4. Nhân viên thực hiện các giao dịch TTKDTM nhanh chóng 5. Nhân viên thực hiện các giao dịch TTKDTM chính xác
D. Quy trình hoạt động TTKDTM của NH 1 2 3 4 5 1. Sản phẩm dịch vụ TTKDTM của Eximbank đa dạng
2. Sản phẩm dịch vụ TTKDTM của Eximbank đáp ứng nhu cầu KH 3. Biểu phí sản phẩm dịch vụ TTKDTM của Eximbank hợp lý 4. Thủ tục giao dịch TTKDTM đơn giản
5. Sản phẩm dịch vụ TTKDTM Eximbank luôn có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
E. Yếu tố từ phía Khách hàng 1 2 3 4 5
1. KH có thói quen mua sắm hàng hoá dịch vụ không dùng tiền mặt 2. KH không ngại sự phức tạp của phương tiện thanh toán hiện đại
3. KH không ngại các khoản thu nhập được thanh toán dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng
4. KH thấy thanh toán qua ngân hàng an toàn
5. KH thấy thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện
F. Đo lƣờng mức độ chấp nhận TTKDTM của khách hàng 1 2 3 4 5 1. KH thường xuyên mua bán hàng hoá dịch vụ qua mạng internet