Để thực hiện thành công Đề án đẩy mạnh TTKDTM thời gian tới, NHNN cần tiến hành một số biện pháp như sau:
Một, phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, các TCCUDVTT để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về các phương tiện TTKDTM trong tầng lớp dân cư, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, tiện ích của hình thức thanh toán này; tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng, các trung tâm cung ứng dịch vụ thanh toán để tiến hành một cuộc điều tra chính thức, có quy mô trên toàn nước để tìm hiểu về nhu cầu, quan điểm của mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế về TTKDTM trong từng giai đoạn, từ đó tìm ra phương pháp, phương hướng đề xuất lên chính phủ để có lộ trình xây dựng các đề án phát triển TTKDTM phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Hai, cần làm đầu mối tổ chức và triển khai các giải pháp phát triển TKDTM; đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử; hoàn thiện, đồng bộ hoá môi trường pháp lý cho hoạt động TTKDTM; đảm bảo an toàn, thông suốt, hiệu quả hệ thống thanh toán ĐTLNH. Đặc biệt đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ như tăng cường hợp tác quốc tế để nhận được sự tư vấn từ kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong việc phát triển hoạt động TTKDTM như Ấn Độ, Trung Quốc, … để tìm ra các phương thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa; qua đó phát triển TTKDTM trong khu vực nông thôn, hạn chế sự chênh lệch như hiện nay.
Ba, cần phối hợp với Hiệp hội ngân hàng triển khai các biện pháp giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, lôi kéo khách hàng bằng các biện pháp giảm, miễn phí, chiết khấu cho các khách hàng đăng ký mới. Tình trạng này không làm gia tăng số lượng người dân chuyển sang phương thức thanh toán mới mà chỉ chuyển giao từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, tạo áp lực cho những ngân hàng nhỏ, gây rối loạn thị trường.
Bốn, nhanh chóng xây dựng các Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, chuẩn hoá về hình thức thanh toán. Ngoài ra, NHNN nhanh chóng trình Chính phủ xây sớm ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, dịch vụ để chuẩn hoá dịch vụ; hỗ trợ kết nối với các thiết bị ATM, POS và các thiết bị thông tin di động qua Trung tâm chuyển mạch; tránh việc đầu tư dàn trải, phân tán theo hệ thống từng NHTM, tạo nên nhiều chi phí nhưng không mang lại hiệu quả cao.
Năm, phối hợp tổ chức triển khai trong ngành Công an và TCCUDVTT để phối hợp thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn tội phạm nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hệ thống thanh toán trực tuyến qua ATM, POS, NHĐT, internet.
Sáu, đẩy nhanh tiến độ kết nạp thành viên trực tiếp tham gia hệ thống thanh toán ĐTLNH nhằm giảm bớt khâu trung gian qua NHNN. Song song với việc kết nạp thành viên mới thì cũng cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn đối với các thành viên trong việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo khả năng thanh khoản. Hoàn thiện nâng cấp hệ thống thanh toán ĐTLNH thành hệ thống có thể thanh toán đa tệ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế. Thành lập các Trung tâm, Hiệp hội thanh toán quốc gia đảm nhiệm chức năng quản lý, điều hành, triển khai các dự án
TTKDTM. Bên cạnh đó nâng cao vai trò của NHNN trong việc đưa ra các ý kiến, giám sát, kiểm tra hoạt động TTKDTM.