Hệ thống tài chính Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào các NHTM. Cùng với sự gia tăng về số lượng, trong giai đoạn 2006-2012, hệ thống NHTM đã có những chuyển biến và tác động sâu rộng đến thị trường tài chính cũng như nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam có thể được đánh giá qua các chỉ tiêu sau.
Thứ nhất, vốn của các NHTM gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là sau khi
Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP “Về ban hành danh mục vốn pháp
tối thiểu của các NHTMCP là 1.000 tỷ đồng với thời hạn cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, sau đó Chính phủ đã hoãn thời hạn tăng vốn pháp định thêm một năm nữa, tức là vào cuối năm 2011. Quy mô vốn điều lệ của các NHTM tăng đến 45% trong năm 2006, tăng vượt bậc 87% trong năm 2007 và tăng 46% trong năm 2008 (Xem phụ lục 1). Xét về số tuyệt đối, tổng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đã tăng từ 24.326 tỷ đồng năm 2004 lên 78.491 tỷ đồng năm 2007 (tăng hơn gấp 3 lần trong vòng ba năm) và lên đến 289.174 tỷ đồng vào cuối năm 2012.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tổng tài sản và vốn của TCTD đến 31/12/2012
(Tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước liền kề)
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ
Số tuyệt
đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % NHTM Nhà nước 2.201.660 11,78 137.268 18,68 111.550 28,08
NHTM Cổ phần 2.159.363 -4,54 183.139 6,34 177.624 8,14
NH Liên doanh,
NH nước ngoài 555.414 1,58 92.554 6,76 76.138 2,80
Công ty tài chính,
cho thuê tài chính 154.857 -8,43 10.767 -24,09 24.815 -1,05
TCTD Hợp tác 14.485 18,69 2.254 3,68 2.025 0,02
Toàn hệ thống 5.085.780 2,54 425.982 8,97 392.152 11,24
Nguồn: NHNN
Việc tăng vốn pháp định một cách nhanh chóng trong bối cảnh thị trường tài chính trong nước chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây áp lực cho các NHTM trong việc tìm kiếm nhà đầu tư. Thực tế có thể thấy một mạng lưới sở hữu chéo đa phương giữa NH với NH, NH và DN đã hình thành trong thời gian này.
Đến 31/12/2012, hệ số an toàn vốn của các TCTD đạt mức 13,75% cao hơn mức quy định là 9%, trong đó nhóm NHTMNN là 10,28% và NHTMCP là 14,01% (Bảng
2.2). Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn của các TCTD Việt Nam chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế (chỉ mới tính đến rủi ro tín dụng, chưa bao gồm rủi ro thị trường như quy định của BASEL I) và thấp hơn so với các nước đang phát triển khác, chưa kể đến nếu thực hiện trích lập dự phòng nợ khó đòi theo đúng chuẩn mực quốc tế sẽ làm giảm tỷ lệ CAR này xuống hơn nữa.
Thứ hai, chất lượng tài sản có của hệ thống NH đang suy giảm mạnh với biểu hiện là nợ xấu tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trong dư nợ cấp tín dụng.
Tổng tài sản hệ thống NHTM tăng trưởng nhanh, nhưng rất không đồng đều
giữa các nhóm NH và chứa đựng yếu tố “tăng ảo”, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 –
2011 khi các NHTM chịu sức ép gia tăng nhanh vốn điều lệ (Tô Ánh Dương, 2013).
Vào cuối năm 2012, tổng tài sản của hệ thống các TCTD đạt hơn 5.085 nghìn tỷ đồng, tăng 2,54% so với năm 2011. Trong đó, nhóm NHTMCP có tổng tài sản có hơn 2.159 tỷ đồng, giảm 4,54% so với năm 2011, trong khi tổng tài sản của nhóm NHTMNN tăng 11,78% và đạt gần 2.202 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của các TCTD trong hệ thống đã giảm trên 102 nghìn tỷ đồng trong tháng 1/2013, tương đương 2,01% so với thời điểm cuối năm 2012. Như vậy, tuy tổng tài sản của hệ thống NH tăng nhanh nhưng cơ cấu tài sản của NHTM chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn và không bền vững.
Tổng dư nợ tín dụng của hệ thống các TCTD cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 29,4%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010, đơn cử có năm tín dụng tăng trưởng đến
50%. Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 12/2012 đã đạt gần 3,09 triệu tỷ đồng, tăng 8,85%
so với năm 2011 và tương đương với 115,7% GDP năm 2012. Hàng ngàn tỷ đồng vốn tín dụng được đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với quy mô và vai trò như vậy, sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các TCTD là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định của
HTTC quốc gia và kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh và đang ở mức độ nghiêm trọng, gây
đến cuối năm 2012, nợ xấu toàn hệ thống khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4,86% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN, nợ xấu đến cuối năm 2012 là 8,6% tổng dư nợ. Sự chênh lệch khá lớn trong số thống kê nợ xấu đặt ra nhiều nghi ngờ về việc che giấu tỷ lệ nợ xấu thực sự của các
NHTM. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng nợ xấu gia tăng nhanh chóng từ năm 2008 đến
nửa đầu năm 2012 (năm 2008 nợ xấu tăng 74%; 2009: 27%; 2010: 41%; 2011: 64%; 6 tháng đầu năm 2012: nợ xấu tăng 66%) đã làm cho nợ xấu trở thành nút nghẽn, làm giảm vai trò luân chuyển vốn trong nền kinh tế của các NHTM.
Xét theo từng nhóm NH thì nợ xấu tập trung chủ yếu ở khối NHTMNN (40%)
và NHTMCP (41%), còn lại là của khối NHTM nước ngoài (4%) và các TCTD khác
chủ yếu là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính (15%). Nếu xét theo số tuyệt đối, nợ xấu của Agribank và BIDV chiếm đến gần 1/3 tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Bên cạnh đó là nợ xấu của nhóm NH yếu kém, nằm trong diện phải tái cơ cấu trong năm 2012 chiếm đến gần 1/5 tổng nợ xấu của toàn hệ thống (chưa tính Habubank do đã được sáp nhập vào SHB).
Xét theo khu vực sở hữu, dư nợ của các DNNN chiếm tới 60% tín dụng của các NH và TCTD, trong khi đó nợ xấu của khu vực này rất lớn, chiếm khoảng 70% nợ xấu của toàn hệ thống (Tô Ngọc Hưng, 2013). Tỷ trọng nợ xấu của khu vực DNNN lớn là do (i) khu vực này được hưởng ưu đãi về tín dụng nên có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài
chính cao, (ii) các DNNN thường nhận được “sự ưu ái” của các NHTMNN trong việc
cấp tín dụng, dẫn đến các dự án kém hiệu quả cũng như các DNNN hoạt động yếu kém vẫn được vay vốn.
Chất lượng tín dụng kém còn do tỷ lệ cho vay đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán rất lớn. Tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản quá lớn đặt sự an toàn của hệ thống các TCTD phụ thuộc vào thị trường bất động sản. Theo số liệu từ NHNN, đến 31/10/2012, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2011 và nợ xấu chiếm khoảng 13,5% trong số đó. Theo
nghiên cứu của Trịnh Quang Anh (2013), nợ xấu sổ sách của các khoản cấp tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai ước tính chiếm đến 64% tổng nợ xấu.
Mức độ tập trung tín dụng đối với một số khách hàng và nhóm khách hàng liên quan rất lớn, làm tăng rủi ro tín dụng đối với hệ thống NH. Một khi các khách hàng này gặp khó khăn về mặt tài chính và mất khả năng trả nợ sẽ gây tổn thất rất lớn cho các NHTM liên quan. Theo số liệu đến cuối tháng 6/2011 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, trong tổng số 1.002.962 khách hàng được chọn xem xét có dư nợ tín dụng tại 60 TCTD trong nước có 88 khách hàng và nhóm khách hàng liên quan có dư nợ lớn (trên 1.000 tỷ đồng) với hơn 2.300 món vay. Tổng dư nợ cấp tín dụng của 88 khách
hàng và nhóm khách hàng liên quan này là 400.972 tỷ đồng và chiếm tới 16,3% tổng
dư nợ tín dụng của 60 TCTD trong nước.
Hơn nữa, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) luôn ở mức cao và vượt ngưỡng an toàn, trung bình trong giai đoạn 2009-2011 là từ 110-115%. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực, chẳng hạn Thái Lan (95,8%), Malaysia (79,3%), Indonesia (75,5%), Philippines (62,6%) (BMI Report, QIV/2011). Đến 31/12/2012, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động trung bình của toàn ngành là 89,35%, trong đó, NHTMNN và NHTMCP tương ứng là 96,77% và 79,01%. Việc cho vay quá mức dẫn đến dự trữ thanh khoản thấp, NHTM phải đi vay các NH khác trên thị trường liên NH, vay NHNN hoặc vay nước ngoài để hỗ trợ thanh khoản.
Thứ ba, năng lực quản trị của các NHTM còn nhiều hạn chế.
Hoạt động của NHTM kém hiệu quả còn là kết quả của năng lực quản trị của
các NHTM còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong
hoạt động. Điều này chủ yếu xuất phát từ cơ cấu sở hữu, năng lực của ban quản trị và
điều hành NHTM khi mà trong hệ thống NH hình thành các nhóm cổ đông nắm quyền
Nhiều NHTM còn chưa xây dựng được hoặc chưa thực hiện tốt hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy hiệu
quả do chịu sức ép từ nhóm cổ đông chi phối, dẫn đến nhiều sai phạm được phát hiện
trong hoạt động NH gần đây.
Thứ tư, khả năng sinh lời của hệ thống các TCTD còn khá thấp so với quy mô hoạt động, mức độ rủi ro thực tế và so với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống TCTD cho đến ngày 31/12/2012
Đơn vị: %
Loại hình TCTD ROA ROE
Tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động NHTM Nhà nước 0,79 10,34 10,28 21,45 96,77 NHTM Cổ phần 0,49 5,10 14,01 17,60 79,01 NH Liên doanh, NH nước ngoài 0,92 4,50 27,63 -2,03 90,07 Công ty tài chính, cho thuê tài chính
-0,76 -13,88 9,25 17,59 126,28
TCTD Hợp tác 1,53 8,00 38,83 -1,01 94,58
Toàn hệ thống 0,62 6,31 13,75 17,16 89,35
Nguồn: NHNN
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2012 của toàn hệ thống chỉ đạt 0,62% so với năm 2011 là khoản 1%; trong đó NHTMNN đạt 0,79% và NHTMCP chỉ đạt 0,49%. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm mạnh so với năm 2011 và chỉ đạt 6,31% (2011: 14,2%), trong đó ROE của NHTMNN đạt 10,34% và của NHTMCP chỉ đạt 5,10%. Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và hạch toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì hiệu quả kinh doanh của các TCTD Việt Nam còn thấp hơn nữa.
Thứ năm, thanh khoản của hệ thống NHTM đã có những lúc căng thẳng, nhưng về cơ bản, đã được cải thiện đáng kể trong năm 2012.
Việc chuyển đổi bất ngờ chính sách tiền tệ nới lỏng sang thắt chặt trong năm 2011, cùng với những bất ổn tiềm tàng và sự phát triển thiếu bền vững của hệ thống NH, đã khiến cho hệ thống NHTM luôn ở tình trạng căng thẳng thanh khoản, mà biểu hiện là các cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM, chủ yếu là các NHTMCP yếu kém, để bù đắp thiếu hụt thanh khoản. Nhiều TCTD phụ thuộc vào thị trường liên NH (thị trường 2) khiến lãi suất của thị trường này tăng mạnh ở nhiều thời điểm. Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỉ lệ huy động thị trường 2/Tổng tài sản tăng từ 16% năm 2010 lên 21,3% năm 2011. Có một vài TCTD tỉ lệ này chiếm tới 50% tổng tài sản, huy động từ thị trường 2 tăng tới 56% so với cùng kỳ 2010.
Năm 2012, thanh khoản của toàn hệ thống NH, về cơ bản, đã được củng cố và ổn định, một số NH nhỏ nguy cơ mất khả năng thanh toán vào cuối năm 2011 đã được ngăn chặn và đang hoạt động ổn định trở lại. Đặc biệt là thanh khoản bằng VND, phản ánh qua các diễn biến sau: (i) Số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc, trung bình dư thừa khoảng 28.000 tỷ đồng/tháng; (ii) Hoạt động thị trường liên ngân hàng đã được chấn chỉnh theo hướng minh bạch hơn. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ mức trên 20% xuống còn 10% - 12%/năm, tùy thuộc vào kỳ hạn. Thị trường không xuất hiện các cuộc đua lãi suất huy động tiền gửi công khai.
Thứ sáu, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường tăng do các NHTM tăng trưởng chủ yếu dựa vào chiều rộng mà chưa chú trọng phát triển chiều sâu. Sự tăng trưởng thiếu bền vững làm tăng mức độ nhạy cảm và khả năng đổ vỡ của các NH trước các biến động kinh tế. Rõ ràng là các NHTM chưa coi trọng đúng mức công tác quản trị rủi ro, nên nhiều NH đã lao đao trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và không phản ứng kịp với những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô. Kết quả là một số NHTM yếu kém đã phải sáp nhập, hợp nhất với các NH khác để tồn tại, vì theo quan điểm của Chính phủ và NHNN là không để TCTD nào đổ vỡ, gây mất an toàn cho hệ thống NHTM.
Như vậy, thông qua phân tích các chỉ tiêu trong mô hình CAMELS, có thể thấy hệ thống TCTD tuy đã có những bước tăng trưởng đáng kể về số lượng, vốn và quy mô hoạt động nhưng đã dần bộc lộ nhiều yếu kém và rủi ro gây đe dọa đến sự lành mạnh và an toàn hoạt động và sự ổn định kinh tế vĩ mô.