Nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinhnghiệm quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 63)

Sự chia sẻ kinh nghiệm quản lý, quản trị và hỗ trợ về vốn, công nghệ là những yếu tố tích cực mà SHC mang lại cho các NHTM . Điều này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ sở hữu ở các NHLD và cổ đông chiến lược với các NHTM.

Hiện tại, hệ thống NHTM Việt Nam có bốn NHLD. Tuy quy mô hoạt động còn nhỏ so với khối NHTM nhưng các NHLD hoạt động khá ổn định. Theo báo cáo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2012, tổng tài sản của khối NHLD đạt 555 nghìn tỷ, tăng 1,58% so với năm 2011 và tiếp tục tăng 10,47% trong sáu tháng đầu năm 2013, trong khi tổng tài sản của khối NHTMCP giảm tương ứng là 4,54% và sau đó tăng nhẹ

2,63%. Khối NHLD luôn đạt tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao so với các khối NHTMNN

và NHTMCP (cuối năm 2012 là 27,63% so với NHTMNN là 10,28% và NHTMCP là 14,01%).

Xét về chất lượng tài sản, đến 31/12/2012, khối NH ngoại (gồm NHLD, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg) luôn có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chiếm khoảng 4% tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống, trong khi tỷ lệ này ở khối NHTMNN là

40% và NHTMCP là 41%, các TCTD khác là 15% (Trịnh Quang Anh, 2013). Tỷ lệ nợ

xấu trên dư nợ tín dụng của khối NHLD luôn ở trong ngưỡng an toàn, và không đáng lo ngại. Như vậy, khối NHLD, với sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài, hoạt động tương đối ổn định, an toàn và hiệu quả so với các NHTM trong nước.

Các NHTMCP Nhà nước cũng không từ bỏ cơ hội để mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường thông qua hợp tác với các cổ đông chiến lược. Chẳng hạn như Vietinbank có hai cổ đông chiến lược là Bank of Tokyo Mitsubishi (BTMU) và IFC. Với việc hợp tác chiến lược với BTMU, vốn điều lệ của Vietinbank đã tăng từ 26.218 tỷ đồng lên 32.661 tỷ đồng. Nguồn vốn thu được từ việc bán cổ phần với trị giá hơn 15.000 tỷ đồng sẽ giúp Vietinbank mở rộng kinh doanh và thực hiện các hoạt động đầu tư chiến lược khác.

Cơ cấu sở hữu của Vietinbank trước và sau khi chào bán được mô tả như hình

3.2. Sự tham gia của cổ đông chiến lược BTMU không chỉ làm tăng quy mô vốn mà

còn tận dụng lợi thế về công nghệ và năng lực quản trị điều hành của một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới. Chỉ số xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Vietinbank theo Standard & Poors, nhờ đó cũng tăng từ B+ lên mức BB- với triển vọng ổn định.

Hình 3.2: Cơ cấu sở hữu của Vietinbank

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tờ trình Đại hội đồng cổ đông Vietinbank năm 2013

Làn sóng này cũng hấp dẫn những ngân hàng nhỏ hơn như NH Phương Đông với cổ đông chiến lược là BNP Paribas, NH An Bình vẫn đứng vững thông qua sự hỗ

Cổ đông nhà nước 80.31% Cổ đông IFC và người có liên quan 10% Các cổ đông khác 9.69%

Cơ cấu sở hữu của Vietinbank trước chào bán cho cổ đông nước ngoài

Cổ đông nhà nước 64.46% Cổ đông chiến lược nước ngoài 19.73% Cổ đông IFC và người có liên quan 8.03% Các cổ đông khác 7.78%

Cơ cấu sở hữu của Vietinbank sau khi chào bán cho cổ đông nước ngoài

trợ và hợp tác của Maybank và IFC.

Việc tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài để trở thành cổ đông chiến lược là bước đi đầy quyết đoán của các NHTM trong nước nhằm phân tán rủi ro. Ngoài lợi thế từ nguồn vốn ngoại dồi dào cộng với kinh nghiệm quản trị mang tầm quốc tế, NHTM trong nước còn có thể chia sẻ và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào hoạt động của NH mình, điều mà với hạn chế về tài chính và nhân lực các NHTM Việt Nam khó có khả năng tiếp cận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)