Cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng trở nên gay gắt khi mà thị trường ngày càng đặt ra nhu cầu cao đối với chất lượng của sản phẩm dịch vụ, uy tín của NH và giá trị gia tăng do sử dụng dịch vụ của NH này thay vì NH khác. Đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các NH không ngừng phát triển để khẳng định vị thế của mình. Đây cũng chính là động lực để các NH liên kết với nhau hoặc với các DN, các tập đoàn kinh tế để nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm; gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Với mục đích đó, quan hệ sở hữu là một trong những lựa chọn hiệu quả để tạo nên một mối
liên kết bền vững, làm cơ sở cho sự gắn kết và cùng nhau phát triển. Một mặt, cạnh
tranh thúc đẩy các NHTM phải hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu các tác động
tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NH.
Mặt khác, áp lực cạnh tranh buộc các NH và cổ đông chủ chốt đề ra các chiến lược kinh doanh dựa trên các kẽ hở của luật định và khai thác các nhược điểm tồn tại của HTTC, trong đó có dựa vào mối quan hệ SHC để gây ra các tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NH.
Như vậy, tác động của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bao gồm cả những nhân tố khách quan như môi trường kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế, môi trường nội bộ ngành NH và nhân tố chủ quan từ việc
NHTM đưa ra các chiến lược kinh doanh dưới áp lực cạnh tranh có nguy cơ rủi ro đối
với hệ thống NHTM. Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển SHC và tác động của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NH.