Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 96)

SHC tạo tiền đề cho hoạt động mua bán và sáp nhập NH, nhưng mặt khác nếu

hoạt động mua bán và sáp nhập NH thành công sẽ giúp các NH nâng cao tiềm lực về

tài chính và hạn chế được sự thao túng của các nhóm lợi ích, và từ đó sẽ giảm sở hữu

chéo trong hệ thống NH.

Mục tiêu của giải pháp này là quy tụ các NH vốn có cùng một chủ sẽ trở về đúng một NH và đúng chủ hoặc những NH có quy mô vốn tương đối nhỏ để trở thành NH có quy mô vốn lớn hơn, do đó giúp cắt giảm SHC và nâng cao năng lực tài chính của các NH. Trước hết, NHNN cần phải thanh tra giám sát mỗi NHTM trên phương diện năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, tình hình thanh khoản, năng lực quản trị điều hành và cơ cấu cổ đông để có cái nhìn toàn diện và sâu sát hơn với thực lực của mỗi NHTM. Việc phân loại các NHTM theo mức độ lành mạnh để có những bước đi

cụ thể là điều cần thiết. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai

Chính phủ đã yêu cầu các TCTD khẩn trương xây dựng trình phương án tái cơ cấu phù hợp với thực trạng cụ thể của từng TCTD.

Kể từ cuối năm 2011 cho đến nay đã có bốn vụ sáp nhập và hợp nhất ngân hàng

thành công. Thương vụ hợp nhất đầu tiên giữa ba ngân hàng NHTMCP Sài Gòn, Đệ

Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài Gòn vào năm 2011. Gần một năm sau đó, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã thâu tóm thành công NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Tiếp đó là NHTMCP Phương Tây hợp nhất với Tổng Công ty cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) thành NHTMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) và gần đây nhất là đề án sáp nhập NHTMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank) với NHTMCP Đại Á đã được thông qua. Sự thành công của các thương vụ sáp nhập, hợp nhất cho thấy đây là phương án khả thi trong bối cảnh hiện nay. Như vậy, nếu việc sáp nhập hợp nhất này được thực hiện triệt để thì số NHTM ở Việt Nam chắc chắn sẽ giảm xuống và năng lực tài chính cũng sẽ được nâng cao một cách tương ứng, từ đó SHC được hạn chế như là một kết quả tất yếu.

Tuy nhiên, các giao dịch mua bán sáp nhập ngân hàng (M&A) cần được tiến

hành một cách minh bạch. Khi hoàn thành giao dịch M&A, cần công bố thông tin về việc ai là người chủ sở hữu sau cùng của các NH. Và việc cần làm sau khi M&A là xử lý các khoản nợ xấu và tài sản kém chất lượng của NHTM; nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy quản trị NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)