SHC giữa NHTMCP Sài Gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 58)

Ba ngân hàng NHTMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và

Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa đều được chuyển đổi từ các hợp tác xã tín dụng vào đầu những năm 1990. Sau khi tái cơ cấu tài chính từ cuối thập niên 90 đến đầu năm 2000 và tăng vốn mạnh trong những năm gần đây, cơ cấu cổ đông của ba NH này đã có sự thay đổi hoàn toàn. Đến giữa năm 2011, cả ba NH này đều do một nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết nắm quyền kiểm soát, mặc dù hầu như không có ai chính thức xuất hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần.

Ngày 1/1/2012, NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào

hoạt động sau khi hợp nhất từ ba ngân hàng: SCB, Ficombank và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa. Trước khi hợp nhất, ba NH nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay

trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là

khi nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước, “ba ngân hàng này đã

Hình 2.5: Cấu trúc sở hữu của ba ngân hàng hợp nhất

Hình 2.6 trình bày một phần bức tranh SHC giữa ba NH và nhóm các công ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thông qua việc cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị của ba NH này, người sở hữu sau cùng (bà L và Công ty Vạn Thịnh Phát) có quyền kiểm soát hoàn toàn ba NH này. Nhờ vào việc nắm quyền sở hữu và chi phối các NH này, có thể thấy cả ba NH này đều tài trợ chính cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cổ đông này. Việc tập trung vốn tín dụng vào hoạt động bất động sản đã đặt các NH này đến rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro tín dụng cao. Tác động của cấu trúc sở hữu này đến hoạt động của ba NH sẽ được phân tích trong Chương 3.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhanh về cả số lượng

lẫn quy mô và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế. Tuy

nhiên, sự tăng trưởng đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đến hệ thống NHTM khi nó đi kèm

với sự gia tăng mạnh mẽ mạng lưới SHC giữa các NHTMNN và NHTMCP; giữa

NHTM với các DNNN, các tập đoàn kinh tế; giữa các nhóm cổ đông lớn với NHTM.

Sự phát triển đan xen, phức tạp của mạng lưới SHC đã đến mức báo động, gây ra nhiều

CHƯƠNG 3

TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Sở hữu chéo vốn dĩ mang lại nhiều tác động tích cực đến hoạt động của các NHTM bởi trong chừng mực nào đó SHC tạo nên sự gắn kết giữa các NH và giữa NH với DN, giúp ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị trong NHTM, giúp các NH nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. SHC tạo tiền đề cho hoạt động mua bán và sáp nhập trong NH, là cơ sở để các NH nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình vươn lên cạnh tranh với các tổ chức tài chính trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)