Thực hiện tái cấu trúc DNNN song song với giải quyết vấn đề SHC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 94)

Giải pháp này được xây dựng dựa trên thực trạng là các DNNN hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn trong mối quan hệ SHC giữa DN và NH. Chính vì thế, nếu không tiến hành tái cấu trúc DN, vẫn để cho tình trạng này diễn ra thì vấn đề giải quyết SHC ngày càng bế tắc. Cơ chế truyền dẫn rủi ro của SHC sẽ làm hiệu quả hoạt động của hệ thống NH giảm sút vì phải gánh chịu một phần chi phí và rủi ro từ sự kém hiệu quả của các DNNN.

Để thực hiện vấn đề tái cấu trúc DNNN, Chính phủ cần chỉ ra định hướng thoái vốn ở các đầu tư ngoài ngành, do đó cần phải liệt kê, phân biệt rõ ràng đâu là đầu tư ngoài ngành và đâu là đầu tư phụ trợ để các DN có thể có hướng đi đúng đắn, đồng thời buộc các DNNN tập trung các ngành chủ đạo để phát triển định hướng thị trường.

Nghị định số 71/2013/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài

chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vừa được Chính phủ ban hành ngày 11/7/2013 là một trong những văn bản mang tính định hướng như vậy. Trong đó quy định DN là công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ khi

ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Trong trường hợp đã góp vốn, đầu tư vào những lĩnh vực nêu trên, DN phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu các

DNNN nên theo một lộ trình nhất định với sự phối hợp thực hiện và giám chặt chẽ của

nhiều cơ quan chức năng để đi đúng định hướng của Chính phủ.

Đồng thời, đối với các DN kinh doanh không hiệu quả thì tiến hành cho DN phá sản hoặc sáp nhập khi cần thiết. Và như vậy, DNNN hoạt động có hiệu quả, không còn phụ thuộc vào các NH sân sau nữa và kết quả tất yếu là vấn đề SHC cũng sẽ được giải quyết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)