Sở hữu chéo đã hình thành phức tạp và đa dạng trong một thời gian ngắn. Các tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam đã lấn át những yếu tố tích cực và trở thành vấn đề nhức nhối trong việc tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng lành mạnh hóa. Tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM là do những nguyên nhân sau đây.
3.3.1.1. Môi trường quốc gia
Những bất ổn trong hệ thống tài chính, bao gồm cả vấn đề SHC và tác động tiêu cực của nó đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn trong HTTC mang tính cơ cấu tích tụ từ nhiều năm trước.
Hệ thống tài chính Việt Nam, tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song về cơ bản, vẫn đang ở những nấc thang phát triển ban đầu và chứa đựng nhiều rủi ro nội tại. Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy mức độ phát triển tài chính và cải thiện độ sâu tài chính của Việt Nam còn thiếu bền vững. Năm 2012, HTTC Việt Nam đứng thứ hạng 52 trên 62 quốc gia (năm 2011: 50/60). Trong đó, đáng chú ý là thể chế, môi trường kinh doanh, mức độ ổn định tài chính còn kém phát triển và còn tụt hạng so với năm 2011; đặc biệt là chỉ tiêu về quản trị công ty, việc áp dụng các chuẩn mực về kiểm toán và báo cáo tài chính, hiệu quả của HĐQT và bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số. Sở hữu của Nhà nước trong NH quá cao (tuy đã giảm 8 bậc so với năm 2011), và mức độ công khai thông tin thấp là yếu tố làm giảm thiểu hiệu quả hoạt động tài chính ngân hàng (Xem phụ lục 4). TTCK và thị trường trái phiếu còn chưa phát triển và chưa trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Sự phụ thuộc vào nguồn cung tín dụng ngân hàng để phát triển càng đặt rủi ro của hệ thống NH lên cao hơn.
Hơn nữa, thị trường tài chính chưa tạo lập được một cơ chế vận hành đủ hiệu quả với hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý chưa đầy đủ là nguyên nhân sâu xa để SHC bộc lộ những tác động tiêu cực và truyền dẫn nhanh chóng các tác động tiêu cực này trong hệ thống NH.
Chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng trong nhiều năm đã làm tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, trung bình khoảng 29,4% trong giai đoạn 2000-
2010, nếu tính riêng trong 5 năm 2006-2010 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân
lên tới 33,5%/năm, trong đó cá biệt năm 2007 lên tới trên 50% (Nguyễn Văn Bình,
2012). Tín dụng tăng cao trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế có hạn,
khác, do rất nhiều ngân hàng, thực chất là “sân sau” của các DN kinh doanh bất động sản, nên việc cho vay bất động sản được thực hiện dễ dàng và chiếm tỉ trọng rất lớn ở
các NH này (Báo cáo kinh tế vĩ mô, 2012). Chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn đến sự
mất cân đối cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa cho vay đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và cho vay đầu tư sản xuất.
Đến năm 2011, khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đột ngột để kiềm chế lạm phát, thanh khoản của toàn hệ thống NH trở nên khó khăn. Các NHTM
cho vay trung và dài hạn quá nhiều, chủ yếu tài trợ cho các dự án bất động sản bị mất
cân đối nguồn vốn trầm trọng. Các DN vừa là cổ đông vừa là khách hàng của NH lâm vào tình trạng khó khăn, không trả được nợ làm cho nợ xấu, nợ quá hạn trong NH tăng lên nhanh chóng.
Chính sách chuyển đổi nhanh chóng các NHTM nông thôn thành NHTM đô
thịtrong giai đoạn 2005-2007 đã buộc các NH nhỏ bằng mọi cách phải tăng vốn chủ sở
hữu lên đến10-20 lần chỉ trong vòng năm năm để đạt được mức vốn tối thiểu là 3.000 tỉ đồng vào năm 2011 theo Nghị định 141. Do đó, các NH này buộc phải dựa vào các tập đoàn, DN sân sau để huy động vốn. Đến lượt các DN này lại vay vốn của các NH khác để đáp ứng yêu cầu, khiến vốn vay bị sử dụng sai mục đích. Các NH này còn phải chịu áp lực là tăng trưởng tổng tài sản bằng mọi giá để tương ứng với vốn chủ sở hữu tăng thêm, trong khi năng lực quản trị chưa theo kịp, dẫn đến chất lượng tài sản của các NH kém vì chủ yếu là cho vay theo quan hệ đối với các công ty liên quan đến chủ sở hữu. Như vậy, chính sách này không chỉ tạo áp lực làm gia tăng SHC mà còn gây ra tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM.
Tóm lại, những bất ổn kinh tế vĩ mô, cùng với chính sách chuyển đổi NH và
HTTC còn kém phát triển là những nguyên nhân gián tiếp đối với tác động của SHC
đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM. Ngược lại, cơ chế SHC cũng chính là nhân tố tiềm ẩn làm rủi ro của hệ thống NH lan nhanh hơn.
3.3.1.2. Môi trường nội bộ ngành ngân hàng
Tác động của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam như đã phân tích ở trên còn do các nhân tố trong nội bộ ngành NH bao gồm (i) năng lực giám
sát, điều hành của NHNN đối với vấn đề SHC; (ii) cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính bao
gồm các quy định pháp luật liên quan đến SHC, công bố thông tin và hệ thống kế toán.
Thứ nhất, năng lực giám sát hoạt động NHTM còn chưa theo kịp với sự biến hóa của các hoạt động SHC và đầu tư chéo làmột trong những nguyên nhân chính dẫn đến mạng lưới sở hữu chéo phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Việc ủy thác đầu tư thông qua các công ty tài chính, công ty đầu tư tài chính, các công ty con,
công ty liên kết gây khó khăn cho cơ quan giám sát trong việc xác định chủ sở hữu
thực sự của NHTM trong khi việc công bố thông tin là không bắt buộc với các DN
chưa niêm yết. Ông Nguyễn Văn Bình – Thống đốc NHNN đã thừa nhận: "Hoạt động
thanh tra giám sát không phát huy hiệu quả. Từ chỗ hệ thống phát triển nhanh, nóng, công tác chưa hiệu quả nên có nhiều hệ lụy đặt ra trong ngày hôm nay". Năng lực
thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến các sai phạm
chỉ được phát hiện thì đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường tài chính tiền tệ.
Như vậy, hoạt động giám sát nói chung và giám sát từ xa của cơ quan chức năng chủ yếu là giám sát tuân thủ một cách riêng lẻ đối với từng định chế tài chính mà chưa chú trọng đến hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM. Năng lực giám sát kém hiệu quả dẫn đến chưa đánh giá đúng các tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NH, để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ hai, các quy định liên quan đến bên liên quan, vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo vẫn còn thiếu sót và chưa mang tính bao phủ là một trong những nguyên nhân để SHC hình thành và phát triển thành một mạng lưới phức tạp như hiện nay. Chẳng hạn như quan hệ sở hữu giữa các cổ đông liên quan chưa được cộng vào khi tính toán tỷ lệ sở hữu NH. Điển hình như khi tính toán tỷ lệ sở hữu Sacombank của Eximbank cần phải cộng thêm tỷ lệ sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Exim
(4,41%) – là công ty liên kết của Eximbank và công ty này nên được xem là bên liên quan của Sacombank mặc dù tỷ lệ sở hữu dưới 5%.
Thêm nữa, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định nhóm khách hàng có liên quan đến TCTD bao gồm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định,
hoạt động của TCTD thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của
TCTD đó; nhưng mức độ chi phối như thế nào thì vẫn chưa có quy định và chế tài cụ
thể đối với những trường hợp này. Sự thiếu rõ ràng về luật định tạo kẽ hở cho một số
cá nhân thông qua các công ty liên quan của mình tham gia sở hữu để nắm quyền chi
phối NH mà vẫn không hề trái pháp luật.
Quan trọng hơn nữa, công ty đầu tư tài chính thực sự là tổ chức tài chính, thực hiện các giao dịch và đầu tư tài chính hoặc đầu tư chứng khoán nhưng lại không bị chi
phối bởi bất kỳ các quy định nào. Lợi dụng kẽ hở này, các NH đã lập ra các công ty
này để thông qua đó thực hiện các hoạt động đầu tư chéo vào các NH khác.
Theo các quy định hiện hành về công bố thông tin thì tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một NH mới phải báo cáo về sở hữu và báo cáo các thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu cho các cơ quan quản lý. Điều này tạo ra khoảng rộng cho phép các chủ sở hữu thực sự của NH chia nhỏ sở hữu ra bằng cách để các công ty liên quan hay các thành viên trong gia đình nắm giữ nhằm tránh việc phải công bố các thông tin ra bên ngoài. Từ đó gây khó khăn cho việc xác định chủ sở hữu cuối cùng của NH.
Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa tạo một hàng lang pháp lý đủ rộng và an
toàn cho hoạt động của NHTM cũng như hoạt động thanh tra giám sát của cơ quan
chức năng, dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý để xác định các sai phạm đối với hoạt động SHC và đầu tư chéo. Đây cũng là nguyên nhân làm cho HTTC thiếu minh bạch và hoạt động thiếu ổn định.
3.3.1.3. Môi trường thị trường và áp lực cạnh tranh
Các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
NH trong nước và làn sóng xâm nhập của các NH nước ngoài. Đó vừa là động lực vừa là thách thức rất lớn đối với các NHTM, nhất là đối với các NH có quy mô nhỏ. Một số
NH nhỏ thường rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản và phải huy động phần lớn nguồn
vốn hoạt động trên thị trường liên NH. Điều này cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy các NH tham gia sở hữu lẫn nhau để có được nguồn vốn hoạt động ổn định, và có thể tận dụng mạng lưới hoạt động, cơ cấu khách hàng có sẵn của các NH lớn hơn.
Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh NH buộc các NH và cổ đông chủ chốt đưa ra các chiến lược kinh doanh “sáng tạo” để khai thác các đặc điểm tồn tại của HTTC. Việc hình thành nên các công ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính để đầu tư vào các NH khác hay điều chuyển vốn nội bộ giữa các NH trên cơ sở các quy định pháp luật chưa chặt chẽ không còn xa lạ.
Ngoài áp lực cạnh tranh, lợi ích nhóm là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến cấu trúc SHC trong hệ thống NHTM Việt Nam và động cơ gây ra tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NH. Các nhóm cổ đông có liên quan với nhau tham gia đầu tư trực tiếp vào nhiều NH hoặc thông qua các công ty khác làm cho cấu trúc SHC giữa NH với NH và NH – DN càng phức tạp hơn và khó xác định tỷ lệ sở hữu thực của từng nhóm cổ đông. Các hoạt động đầu tư chéo thông qua các hình thức hợp đồng hợp tác hay ủy thác đầu tư nhằm mang lại lợi ích cục bộ cho nhóm cổ đông đã gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM.
Khi các nhóm cổ đông hoạt động vì lợi ích nhóm thay vì sự gia tăng giá trị NH thì họ có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro hơn. Hơn nữa, các nhóm lợi ích này với các đại diện thường nằm trong HĐQT hay ban điều hành của NH, có quyết định chi phối đến các đầu tư, cho vay vào các dự án của các công ty mà họ đứng sau. Sự tích tụ quyền lực trong tay một thiểu số cổ đông còn dẫn đến hiện tượng thao túng thị trường bằng các hoạt động đầu tư chéo.
Tóm lại, tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa là từ những bất ổn kinh tế vĩ mô, chính sách chuyển đổi nhanh chóng các NHTM nông thôn thành NHTM đô thị, đặc điểm của HTTC dựa vào ngân hàng. Nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ nội bộ ngành NH. Năng lực thanh tra, giám sát của NHNN còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của SHC và hệ thống các quy định pháp lý về SHC còn nhiều lỗ hỏng, chưa bao quát, tạo điều kiện cho các tác động tiêu cực của SHC đến hệ thống NH
lan nhanh. Hơn nữa, nhân tố chủ quan và trực tiếp nhất xuất phát từ lợi ích nhóm và
chiến lược kinh doanh của NHTM – chủ thể tham gia vào mạng lưới SHC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 phân tích tác động hai mặt của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó nêu ra các nguyên nhân cơ bản gây ra tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM. Có thể nói, sở hữu chéo vừa là nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của hệ thống NH nhưng cũng vừa là kết quả của một hệ thống NH thiếu lành mạnh, thiếu các thể chế kinh tế phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
Như đã phân tích trong Chương 2 và Chương 3, có thể thấy SHC trong hệ thống NHTM có những lý do để tồn tại bởi những tác động tích cực mang lại. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của SHC đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM và làm gia tăng rủi ro hệ thống. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách cho việc hạn chế các tác động tiêu cực này. Dựa trên các tình huống đã phân tích từ thực tế và phương hướng điều hành của NHNN đối với vấn đề SHC, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị để hạn chế SHC và hạn chế tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam.
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CỦA NHNN ĐỐI VỚI SỞ HỮU CHÉO
Sở hữu chéo trong hệ thống NHTM có mối liên hệ đặc biệt với các nhân tố khác trong nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc hạn chế SHC và tác động tiêu cực của SHC đến sự lành mạnh của hệ thống NHTM gặp nhiều thuận lợi bởi đó cũng chính là định hướng của NHNN.
Thứ nhất,NHNN đang tăng cường, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, giám sát, rà soát, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động và vấn đề SHC của các NHTM. Đồng thời, xây dựng lộ trình giảm sở hữu chéo, tạo điều kiện cho các NHTM thoái vốn khỏi các ngân hàng khác và các công ty con, công ty liên kết hoạt động không có hiệu quả.
Thứ hai,NHNN đang xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để giám sát an toàn, đánh giá mức độ lành mạnh, hiệu quả của NH phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng phải đảm bảo tương thích và bám sát với quy định của Hiệp ước Basel.
Đầu năm 2013, NHNN đã ban hành Thông tư 07/2013/TT – NHNN quy định về