Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 93)

4.2.1.1. DNNN và NHTMNN thoái vốn khỏi các NHTMCP

Hầu hết các DNNN, Tổng Công ty Nhà nước đều có sở hữu cổ phần trong các NHTM. Do nắm giữ cổ phần, DNNN và Tổng Công ty sẽ dễ dàng vay vốn từ NHTM mà họ sở hữu. Vấn đề nảy sinh ở đây là các giao dịch vay vốn này thường vi phạm khung giám sát. Hơn nữa, việc vay vốn dễ dàng sẽ tạo tâm lý ỷ lại cho các DNNN trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay. Sự hoạt động không hiệu quả của các DNNN theo cơ chế SHC sẽ truyền dẫn các rủi ro đến các NHTM.

Kinh nghiệm Hàn Quốc cũng cho thấy sự ưu đãi quá mức và thiếu giám sát chặt

chẽ của chính phủ đối với việc cấp tín dụng cho các cheabol đã tạo điều kiện để các chaebol lạm dụng nguồn vốn này đầu tư tràn lan vào các dự án kém hiệu quả và do đó làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của SHC đến an toàn hoạt động của NHTM, Chính phủ cần yêu cầu các DNNN và NHTMNN đang nắm giữ cổ phần của các NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa DNNN và NHTMCP.

Đối với trường hợp các NHTMNN thì Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là cơ quan ban hành và cũng chính là cơ quan giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động thì khung giám sát giảm hiệu lực trong một số trường hợp như là cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc là khi các NHTMNN xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN để được phép không tuân thủ các quy định này.

Hơn nữa, các NHTMNN thường nhận được sự ưu đãi của Nhà nước về vốn góp,

về đầu tư và thường được Nhà nước ưu ái bằng các ngoại lệ trong hoạt động. Vì vậy

trọng. Điều này đi ngược với định hướng cơ chế thị trường và chưa tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.

Việc cổ phần hóa các NHTMNN đã được bốn trên năm NH, ngoại trừ Agribank được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ phần vốn góp Nhà nước còn cao. Vì vậy, cần xem xét giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN. Thực hiện điều này sẽ có tác dụng làm giảm sức ép buộc các NHTMNN phải cho vay theo chỉ định. Hơn thế, khi có thêm sự giám sát của các cổ đông bên ngoài (không phải Nhà nước), NHTMNN buộc phải tuân thủ tốt hơn các quy định đảm bảo an toàn hoạt động. Bên cạnh đó, các NHTMNN có thể kêu gọi sự hợp tác của các cổ đông chiến lược nước ngoài để nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh.

4.2.1.2. Thực hiện tái cấu trúc DNNN song song với giải quyết vấn đề SHC

Giải pháp này được xây dựng dựa trên thực trạng là các DNNN hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn trong mối quan hệ SHC giữa DN và NH. Chính vì thế, nếu không tiến hành tái cấu trúc DN, vẫn để cho tình trạng này diễn ra thì vấn đề giải quyết SHC ngày càng bế tắc. Cơ chế truyền dẫn rủi ro của SHC sẽ làm hiệu quả hoạt động của hệ thống NH giảm sút vì phải gánh chịu một phần chi phí và rủi ro từ sự kém hiệu quả của các DNNN.

Để thực hiện vấn đề tái cấu trúc DNNN, Chính phủ cần chỉ ra định hướng thoái vốn ở các đầu tư ngoài ngành, do đó cần phải liệt kê, phân biệt rõ ràng đâu là đầu tư ngoài ngành và đâu là đầu tư phụ trợ để các DN có thể có hướng đi đúng đắn, đồng thời buộc các DNNN tập trung các ngành chủ đạo để phát triển định hướng thị trường.

Nghị định số 71/2013/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài

chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vừa được Chính phủ ban hành ngày 11/7/2013 là một trong những văn bản mang tính định hướng như vậy. Trong đó quy định DN là công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ khi

ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. Trong trường hợp đã góp vốn, đầu tư vào những lĩnh vực nêu trên, DN phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu các

DNNN nên theo một lộ trình nhất định với sự phối hợp thực hiện và giám chặt chẽ của

nhiều cơ quan chức năng để đi đúng định hướng của Chính phủ.

Đồng thời, đối với các DN kinh doanh không hiệu quả thì tiến hành cho DN phá sản hoặc sáp nhập khi cần thiết. Và như vậy, DNNN hoạt động có hiệu quả, không còn phụ thuộc vào các NH sân sau nữa và kết quả tất yếu là vấn đề SHC cũng sẽ được giải quyết.

4.2.2. Đối với các NHTMCP

4.2.2.1. Tiến hành thoái vốn để cắt bỏ dần sở hữu chéo

Như đã phân tích trong Chương 3, một số NHTM vẫn sở hữu chéo lẫn nhau. Một số nhóm cổ đông và cổ đông cá nhân vẫn nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần NH vượt mức quy định về đảm bảo an toàn hoạt động do NHNN ban hành. Vì vậy, NHNN nên có cảnh báo và buộc các đối tượng này phải thoái vốn để giảm tỷ lệ sở hữu về đúng mức quy định.

Trước hết, NHNN cần phối hợp với các cơ quan quản lý khác như Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia để rà soát lại cơ cấu sở hữu của các NHTM, trong đó cần phải lưu ý đến mối quan hệ để xác định các nhóm cổ đông liên quan, đặc biệt là các nhóm lợi ích có khả chi phối đến hoạt động của một hay nhiều NH khác nhau. Bởi các nhóm lợi ích được xem là động lực mạnh mẽ nhất của sự hình thành và phát triển mạng lưới SHC và gây ra các tác động tiêu cực đối với sự lành mạnh của hệ thống NHTM hiện nay.

đầu tư mà NHTM hay các công ty con, công ty liên kết của NHTM bao gồm các công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, đã thực hiện.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu phục hồi và tính thanh

khoản còn thấp, việc thoái vốn thông qua bán cổ phiếu trên TTCK không được thuận lợi. Kinh nghiệm của Nhật Bản là thành lập công ty cổ phần ngân hàng (banks’

shareholding purchase corporation – BSPC). Các NH hoặc DN vi phạm quy định hạn

chế SHC phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tư bên ngoài theo một lộ trình nhất định.

Vì thế, Chính phủ có thể xem xét để Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đứng ra thực hiện việc mua lại cổ phần NHTM từ các NHTM hoặc từ các DN, nhóm cổ đông vượt mức quy định. Sau đó, khi điều kiện thị trường thuận lợi và thị trường chứng khoán khởi sắc, thì SCIC sẽ bán lại cổ phần này cho các cổ đông bên ngoài.

4.2.2.2. Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SHC tạo tiền đề cho hoạt động mua bán và sáp nhập NH, nhưng mặt khác nếu

hoạt động mua bán và sáp nhập NH thành công sẽ giúp các NH nâng cao tiềm lực về

tài chính và hạn chế được sự thao túng của các nhóm lợi ích, và từ đó sẽ giảm sở hữu

chéo trong hệ thống NH.

Mục tiêu của giải pháp này là quy tụ các NH vốn có cùng một chủ sẽ trở về đúng một NH và đúng chủ hoặc những NH có quy mô vốn tương đối nhỏ để trở thành NH có quy mô vốn lớn hơn, do đó giúp cắt giảm SHC và nâng cao năng lực tài chính của các NH. Trước hết, NHNN cần phải thanh tra giám sát mỗi NHTM trên phương diện năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, tình hình thanh khoản, năng lực quản trị điều hành và cơ cấu cổ đông để có cái nhìn toàn diện và sâu sát hơn với thực lực của mỗi NHTM. Việc phân loại các NHTM theo mức độ lành mạnh để có những bước đi

cụ thể là điều cần thiết. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai

Chính phủ đã yêu cầu các TCTD khẩn trương xây dựng trình phương án tái cơ cấu phù hợp với thực trạng cụ thể của từng TCTD.

Kể từ cuối năm 2011 cho đến nay đã có bốn vụ sáp nhập và hợp nhất ngân hàng

thành công. Thương vụ hợp nhất đầu tiên giữa ba ngân hàng NHTMCP Sài Gòn, Đệ

Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa thành NHTMCP Sài Gòn vào năm 2011. Gần một năm sau đó, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã thâu tóm thành công NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Tiếp đó là NHTMCP Phương Tây hợp nhất với Tổng Công ty cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) thành NHTMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) và gần đây nhất là đề án sáp nhập NHTMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank) với NHTMCP Đại Á đã được thông qua. Sự thành công của các thương vụ sáp nhập, hợp nhất cho thấy đây là phương án khả thi trong bối cảnh hiện nay. Như vậy, nếu việc sáp nhập hợp nhất này được thực hiện triệt để thì số NHTM ở Việt Nam chắc chắn sẽ giảm xuống và năng lực tài chính cũng sẽ được nâng cao một cách tương ứng, từ đó SHC được hạn chế như là một kết quả tất yếu.

Tuy nhiên, các giao dịch mua bán sáp nhập ngân hàng (M&A) cần được tiến

hành một cách minh bạch. Khi hoàn thành giao dịch M&A, cần công bố thông tin về việc ai là người chủ sở hữu sau cùng của các NH. Và việc cần làm sau khi M&A là xử lý các khoản nợ xấu và tài sản kém chất lượng của NHTM; nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy quản trị NHTM.

4.2.2.3. Tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư ra khỏi NHTM

Một trong những nguyên nhân dẫn đến SHC là do tình trạng nhập nhằng giữa chức năng ngân hàng thương mại và chức năng ngân hàng đầu tư trong các NHTM.

Các NHTM hiện nay đang thực hiện đầu tư lấn sang các ngành khác nhằm gia tăng lợi

nhuận, do đó đã vô tình gây ra hiện trạng SHC. Vì thế, nếu tách biệt hoạt động NH đầu tư ra khỏi NHTM thì sẽ giúp hạn chế được việc SHC giữa các NH.

Mối quan hệ giữa hoạt động NH đầu tư và SHC được hiểu như sau: các hoạt động NH đầu tư như kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, ... mang lại rủi ro

cao, trong khi đó NHTM lại dùng tiền gửi của dân để ủy thác đầu tư. Do đó nếu có xảy ra rủi ro gì thì sẽ gây đổ vỡ toàn hệ thống do người dân đồng loạt rút tiền, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH. Thực tế trong thời gian qua nhiều NH đã tiêu tan cả nghìn tỉ đồng cho các hoạt động đầu tư ngoài ngành này.

Như vậy, NHĐT chỉ được phép môi giới chứng khoán, hỗ trợ DN huy động vốn

thông qua phát hành chứng khoán và thực hiện các dịch vụ liên quan đến hoạt động đó

bên cạnh chức năng thu xếp vốn, tư vấn tài chính cho DN trong quá trình mua bán sáp nhập. NHĐT chỉ huy động vốn dưới dạng cổ phần, phát hành chứng khoán và không được phép huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế.

Ngược lại, NHTM là định chế trung gian tài chính huy động vốn dưới dạng tài khoản tiền gửi từ dân cư, tổ chức kinh tế và cho vay mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng các dịch vụ tài chính NH khác mà không có trong chức năng của NHĐT. Ngân

hàng không được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc hoạt động kinh doanh chứng

khoán. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có một NHĐT nào cả mà chỉ có những công ty chứng khoán riêng lẻ hoặc những công ty chứng khoán thuộc NHTM. Chính vì thế NHNN cần phải thanh tra giám sát cụ thể các hoạt động của các NHTM để có thể kiểm soát SHC.

4.2.2.4. Nới tỷ lệ sở hữu ở NH trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tận dụng kinh nghiệm quản lý của các NH nước ngoài trong việc giải quyết vấn đề SHC. Giải pháp này mang lại lợi ích cho cả hai bên nước ngoài lẫn Việt Nam khi một bên muốn mở rộng thị trường và một bên muốn học tập kinh nghiệm quản lý. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn vừa qua năm 2007 - 2012, khi mà nền kinh tế trong nước đã bị biến động mạnh với nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống NH nội địa nhiều lần bị đe dọa, lãi suất huy động cao và nhiều lần bị biến động nhưng các NHNNg tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này cho thấy các NH này đều có trình độ quản trị tiên tiến và có tiềm lực tài chính hùng mạnh.

Bên cạnh đó, theo thống kê, các NHNNg đang hoạt động tại Việt Nam đều là các NH lớn của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có nhiều NH mang tầm vóc toàn cầu. Chính vì thế chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để học hỏi các NHNNg, từ đó góp phần cắt giảm tình trạng SHC. Muốn làm được như thế, NHNN cần phải nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các TCTD trong nước ở mức trên 30% vốn điều lệ đối với những NH trong nước hoạt động không hiệu quả bởi lẽ chỉ khi NH nước ngoài sở hữu một tỷ lệ cổ phần chi phối thì mới có thể đẩy mạnh sự phát triển của NH cũng như NH ngoại mới có thể có được tiếng nói trong việc xây dựng chiến lược phát triển và kể cả xử lý các vấn đề liên quan đến đầu tư của NH, qua đó giúp hạn chế hình thức SHC.

4.2.2.5. Nâng cao đạo đức kinh doanh

Những khiếm khuyết mang tính kỹ thuật của hệ thống NHTM tại Việt Nam có thể dễ dàng xây dựng lại song các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp luôn là một thách thức đối với xã hội. SHC với bản chất ban đầu là tốt nhưng cũng do vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm, một số cá thể đã làm cho bản chất vấn đề trở nên trầm trọng hơn, lợi dụng mối quan hệ kiểm soát với NH mà họ đang có sở hữu, xin cấp tín dụng cho các dự án của họ và chính bản thân các NH cũng không giữ được phẩm chất nghề nghiệp của mình, dễ dàng thỏa hiệp với họ.

Chính vì thế, để củng cố và nâng cao vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các cổ đông và nhân viên, NH phải thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng đạo đức. NH cần có những chính sách phổ biến kiến thức về SHC một cách sâu rộng như tổ chức hội thảo chuyên đề, diễn đàn để thảo luận về các tác động, xu hướng phát triển và phương hướng giải quyết tình trạng sở hữu chéo. NHNN cũng nên tổ chức những hội nghị dành riêng cho các nhà quản trị NH để chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 93)