Sở hữu NHTM Cổ phần bởi các cá nhân và nhóm cổ đông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 54)

Mối quan hệ giữa NHTMCP với các cá nhân hay nhóm cổ đông lớn ngày càng

trở nên phức tạp. Nhiều NH có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các

thành viên gia đình đồng thời sở hữu hoặc lãnh đạo nhiều NH và DN có liên quan với

nhau. Trên thị trường tài chính nổi lên các nhóm cổ đông được xem là có ảnh hưởng

quyết định, chi phối đến hoạt động của NH, thâu tóm thị trường làm khuynh đảo một

Điển hình như gia đình ông B nắm 20,14% cổ phần NHTMCP Phương Nam (Southern Bank). Trong đó, ông B sở hữu 8,36% cổ phần và là cổ đông cá nhân lớn

nhất của NH này. Hai con của ông cũng nắm giữ lần lượt là 4,24% và 7,36% cổ phần

của NH này. Đầu năm 2012, ông B đã rút khỏi HĐQT Southern Bank để chuyển sang

HĐQT của Sacombank, nơi ông và các con đang nắm giữ 72 triệu cổ phần tại

Sacombank, chiếm tỷ lệ 6,71% (Xem hình 2.5). Như vậy, với tỷ lệ sở hữu cao trong

Sacombank và hai vị trí trong HĐQT, gia đình ông B đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và mang tính quyết định đến hoạt động của Sacombank.

Như vậy, SHC đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trong hệ thống NHTM nước ta, tạo nên mạng lưới sở hữu chằng chịt giữa NH với NH, các tổng công ty, DNNN với NH và giữa NH với các cổ đông hay nhóm cổ đông lớn có khả năng chi phối hoạt động của NH đó. Cấu trúc sở hữu chéo làm NHNN ngày càng khó nắm bắt ai là chủ thực sự của các NH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)