Một hệ thống tài chính vững mạnh không thể thiếu vai trò quan trọng của các cơ quan chức năng nhằm kiểm soát và giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia vào thị trường. Việc tăng cường hoạt động thanh tra giám sát NH cần được thực hiện theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thứ nhất, NHNN cần được độc lập trong việc giám sát hoạt động của các NHTM. Theo đó, cần tách bạch giữa việc sở hữu, quản lý của NHNN đối với các NHTMNN để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của giám sát.
Thứ hai, xóa bỏ các ngoại lệ trong việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn hoạt động. Phân tích trong Chương 3 cho thấy việc duy trì các ngoại lệ trong giám sát đối với các dự án vay vốn của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ tạo nên một tâm lý ỷ lại lớn trong các NHTMNN do tổn thất của các NHTMNN từ việc vi phạm khung giám sát sẽ được Chính phủ giải cứu. Do đó, một quan điểm cần nhất
quán khi giám sát các NHTM - tổ chức nhận tiền gửi, là không có ngoại lệ trong việc
tuân thủ quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Các NHTMNN cần chịu sự giám sát chặt chẽ như các NHTMCP khác.
Thứ ba, hoàn thiện các phương pháp và nội dung của hoạt động thanh tra giám sát đối với hoạt động NH. Bởi lẽ hoạt động thanh tra giám sát trong thời gian qua chưa làm tốt vai trò cảnh báo sớm, mà chỉ được đẩy mạnh sau khi một số sai phạm trọng yếu
trong hoạt động ngân hàng được phát hiện.
Đồng thời, cần phải tăng cường đào tạo lại nguồn nhân lực cho thanh tra NH, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra NH, tăng cường sự hợp tác quốc tế trong để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, tư vấn công tác thanh tra, góp phần nâng cao công tác thanh tra trong nước.
Có thể nói, việc thanh tra, giám sát NH sẽ là một trong những biện pháp mang tính lâu dài và mang tính phòng ngừa, bởi lẽ nếu như chúng ta tổ chức thanh tra và giám sát tốt thì những mầm mống của “căn bệnh” sẽ không có cơ hội bộc phát.