II Phân tích cho vay
5 Công ty có vốn đầu tư
3.2.2. Khái quát về thực trạng phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Công tác phân tích tài chính khách hàng là một nội dung quan trọng trong bất cứ một tổ chức tín dụng nào, bởi tài chính của khách hàng có tốt thì món vay mới được bảo đảm sẽ có nhiều khả năng thanh toán đúng hạn. Đây là việc làm thường xuyên của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tại Agribank Sơn La, công tác phân tích tài chính khách hàng được tiến hành trong quá trình thẩm định trước khi quyết định cho vay và trong quá trình kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi giải ngân.
Hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại Agribank Sơn La được theo trình tự sau:
Một là, lựa chọn nguồn tài liệu để phân tích. Dựa trên bộ hồ sơ kinh tế, hồ sơ pháp lý do ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp, cán bộ phân tích chọn những số liệu sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tuyết minh báo cáo tài chính hai năm trước liền kề (nếu có) và báo cáo thời điểm gần nhất; Bảng kê các khoản vay các tổ chức tín dụng đến ngày xin vay; Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn (nếu có); Các tài liệu khác (nếu có). Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải thu thập thêm các thông tin khác như: thông tin từ trung tâm tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, tiếp xúc trực triếp với lãnh đạo, kế toán trưởng của doanh nghiệp; thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ khách hàng, bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp…
Hai là, tiến hành phân tích tài chính khách hàng. Cán bộ phân tích căn cứ đặc điểm cụ thể tình hình hoạt động của khách hàng, tính chất bất thường của từng khoản mục trên BCTC của khách hàng, cán bộ phân tích lựa chọn các khoản mục, chỉ tiêu cụ thể trên BCTC để phân tích sâu, làm rõ sự bất hợp lý, tìm ra nguyên nhân và đánh giá, nhận xét về khoản mục lựa chọn phân tích và tình hình chung của khách hàng; đánh giá tình hình tài sản của doanh nghiệp; đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp; phân tích khả năng thanh toán; phân tích các chỉ tiêu về công nợ; phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh; định giá doanh nghiệp trên thị trường (đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu).
Ba là, chấm điểm tài chính của khách hàng theo qui định của Agribank Việt Nam. Đối với trường hợp phân tích tài chính khách hàng để thẩm định trước khi ra quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng căn cứ kết quả chấm điểm tài chính và cả kết quả chấm điểm phi tài chính trình lãnh đạo Agribank Sơn La phê duyệt và ra quyết định xếp hạng khách hàng. Đối với trường hợp phân tích tài chính khách hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân, cán bộ phân tích căn cứ kết quả chấm điểm tài chính và kết quả chấm điểm phi tài chính để trình lãnh đạo Agribank Sơn La đưa ra các xếp hạng khách hàng, đưa khách hàng về đúng nhóm nợ theo qui định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 22/04/2005 về việc “Ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.
dụng thực hiện đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh hoặc cán bộ thẩm định đối với những khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết.
Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong hoạt động phân tích tài chính là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh. Phương pháp tỷ số được sử dụng để tính các chỉ tiêu tài chính: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về hoạt động, các chỉ tiêu về công nợ, các chỉ số về khả năng sinh lời. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối được sử dụng để so sánh mức độ tăng, giảm giữa các thời điểm.
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của khách hàng, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét chung, đánh giá về tình hình hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng đưa ra quyết định trình lãnh đạo.