Các nhân tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 49 - 50)

II. Tài sản dài hạn

2.6.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

Thứ nhất là chính sách tín dụng của ngân hàng: chính sách tín dụng là tập hợp các qui định, các nguyên tắc và các điều kiện cho vay của ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của Ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố trên thay đổi thì chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ đường lối, chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng phụ thuộc vào xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không? Bất cứ ngân hàng thương mại nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của của ngân hàng thương mại và đảm bảo tính cạnh tranh.

Thứ hai là, quan điểm của lãnh đạo ngân hàng. Đây là nhân tố có vai trò chủ đạo. Nếu việc ra quyết định cho vay của lãnh đạo ngân hàng phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích tài chính của cán bộ ngân hàng thì công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn sẽ luôn được quan tâm đúng mức, lãnh đạo sẽ luôn động viên khích lệ đối với cán bộ ngân hàng. Nếu việc cho vay không phụ thuộc vào kết quả phân tích thì công tác phân tích sẽ bị xem nhẹ.

Thứ ba là, trình độ của cán bộ ngân hàng. Để đảm bảo chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng được nâng cao thì đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay. Với những thông tin do khách hàng cung cấp và thu thập được từ môi trường xung quanh, nếu cán bộ tín dụng nắm chắc về kiến thức, có kinh nghiệm thì sẽ đánh giá được những tài liệu đó có chính xác hay không, đánh giá dự án đầu tư của khách hàng có khả thi không và có thể phát hiện được trong trường hợp khách hàng cố tình lừa ngân hàng. Trên cơ sở đó đánh giá được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng giúp cho lãnh đạo ngân hàng ra quyết định cho vay hay không.

Ngoài ra, cán bộ ngân hàng cần phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu và linh hoạt trong công việc thì mới có thể tiếp cận được sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng và dự đoán được xu thế phát triển của khách hàng. Bên cạnh việc cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng rất quan trọng, nếu cán bộ ngân hàng không cố đạo đức nghề nghiệp thì sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm, dễ tư lợi cá nhân hoặc thông đồng với khách hàng trong quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn làm sai lệch hồ sơ và kết quả phân tích gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Do đó, đạo đức nghề nghiệp là một đức tính không thể thiếu được của tất cả các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w