Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và công nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 40)

II. Tài sản dài hạn

2.5.2.Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và công nợ của khách hàng.

2.5.2.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách hàng

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng thương mại đó là những thông tin hữu ích nhằm xác định khả năng sẵn sàng trả nợ của doanh nghiệp, điều này rất quan trọng đối với ngân hàng khi ra quyết định cho khách hàng vay vốn và đảm bảo chất lượng tín dụng của khoản vay. Các chỉ tiêu này phản ánh tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, các tỷ số

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn từ nguồn vốn ổn định Nguồn vốn ổn định = Tài sản dài hạn (2.5) Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu = Tài sản dài hạn (2.4)

này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối kế toán là đủ, tuy nhiên ta có thể tham khảo thêm thông tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính hay trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá khả năng thanh toán chính xác hơn.

Phân tích khả năng thanh toán nhằm đưa ra các thông tin về thực lực trang trải các khoản vay, nợ phải trả của doanh nghiệp, giúp đánh giá tính chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta có thể sử dụng các chỉ tiêu như sau:

(Nguồn [15, tr 111])

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.

(Nguồn [15, tr 158])

Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngăn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định nên tính tự chủ trong hoạt động tài chính cao. Chỉ tiêu này thấp kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính. Khi tính chỉ tiêu này, cán bộ ngân hàng nên xem xét cả các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Trên thực tế hàng tồn kho kém khả năng thanh toán hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, ta tiến hành xem xét tiếp các chỉ tiêu thanh toán sau.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản = Nợ phải trả (2.6)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tổng giá trị tài sản ngắn hạn j = Tổng số nợ ngắn hạn (2.7)

(Nguồn [15, tr 157])

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh bình thường của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn, loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với lượng tiền hiện có, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính và các khoản phải thu ngắn hạn khác của doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này quá cao và kéo dài thì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này quá thấp và kéo dài có thể là dấu hiệu của rủi ro tài chính xuất hiện.

(Nguồn [15, tr 158])

Chỉ tiêu này phản ánh với số vốn bằng tiền hiện có doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,5 cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Do đó, có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá lớn lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

(Nguồn [15, tr 167])

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn... Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp càng tốt và sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính. Chỉ tiêu này NHTM nên sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng khi ra quyết định đầu tư dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho = Tổng số nợ ngắn hạn (2.8) Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tương đương tiền = Tổng số nợ ngắn hạn (2.9) Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Tài sản dài hạn = Tổng số nợ dài hạn (2.10)

2.5.2.2. Phân tích các chỉ tiêu về công nợ

(Nguồn [13, tr153])

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng được đầu tư từ các khoản công nợ. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên nếu trị số của chỉ tiêu này quá thấp cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng cần tìm hiểu kỹ về khách hàng, có thể do uy tín của khách hàng thấp không thể vay nợ được hay không.

(Nguồn [13, tr 152])

Chỉ tiêu cho biết mối quan hệ các nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc hình thành các tài sản, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp được đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có tính chủ động càng cao trong các quyết định kinh doanh và ngược lại.

(Nguồn [9, tr11])

Chỉ tiêu này phản ánh nợ vay ngắn hạn tham gia hình thành nên tài sản ngắn hạn. Hệ số này thông thường phải nhỏ hơn 1 thì mới tốt, trường hợp bằng 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn được hình thành từ 100% vốn vay ngắn hạn. Trường hợp lớn hơn 1 rất nguy hiểm, nó chứng tỏ một phần vốn vay ngắn hạn đã được doanh nghiệp sử dụng đầu tư vào tài sản cố định hoặc bất động sản nên cán bộ ngân hàng phải cân đối lại nguồn hình thành nên tài sản cố định và bất động sản đầu tư để phát hiện những vần đề nảy sinh về tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ so với tổng tài sản Nợ phải trả = Tổng tài sản (2.11) Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu (2.12) Hệ số nợ vay ngắn hạn Nợ vay ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn (2.13)

(Nguồn [15, tr137])

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, nó đo lường hiệu quả của việc bán chịu và thu hồi nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hàng tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường.

(Nguồn [15, tr 138])

Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ kỳ thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian của kỳ thu tiền càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến tính ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 40)