CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
2.2.1. Phương pháp so sánh
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để nghiên cứu sự biến động, xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích để xác định mức độ biến động của các đối tượng được nghiên cứu. Để áp dụng phương pháp này cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về đơn vị tính, cách tính, điều kiện môi trường của chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích, gốc để so sánh được chọn là gốc thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước, giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu của ngành, của doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mình đang phân tích tốt hay xấu, được hay chưa được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của chỉ tiêu cá biệt trong tổng thể. So sánh theo chiều ngang để đánh giá khuynh hướng biến động theo thời gian tốc độ phát triển, tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu.