II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
2. Tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) 6,7% 5,1% 1,6%
3. Tỷ suất lợi nhuận gộp 6,5% 6,2% 0,3%
(Nguồn: Phòng Tín dụng khách hàng – Agribank Sơn La)
Do những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó nên các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức, khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đang đứng trước bờ vực giải thể, phá sản nhưng Công ty CP VINAFOOD 1 Sơn La vẫn làm ăn có lãi và thậm chí tỷ suất sinh lời của năm sau còn cao hơn năm trước. Tỷ suất sinh lời trên tổng tổng tài sản (ROA) năm 2011 tăng 0,1 % so với năm 2010, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 tăng 1,6% so với năm 2010 và tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 0,3% so với năm 2010.
Qua phân tích tổng thể Công ty CP VINAFOOD 1 Sơn La cho thấy hai năm 2010, 2011 hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định, tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả tương đối tốt, không có nợ quá hạn; khả năng thu hồi nợ
cao; doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên mức độ độc lập tài chính của công ty còn hơi thấp.
3.2.3.3. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Agribank Sơn La sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng theo qui định chung của Agribank Việt Nam tại Quyết định số 1680/QĐ- HĐTV-XLRR của Chủ tịch Hội đồng thành viên ngày 12 tháng 10 năm 2011 về việc “Ban hành Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Việc theo dõi chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trước khi cho vay và trong suốt quá trình vay là việc làm cần thiết giúp cho ngân hàng luôn chủ động trong quá trình giám sát, đánh giá sơ bộ hoạt động kinh doanh của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tiến hành hàng quý, năm. Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng đối với khách hàng doanh nghiệp được thực hiện theo chu trình tại sơ đồ 3.2.
Một là, xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Agribank Việt Nam chia thành 34 ngành kinh doanh phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Agribank. Ứng với mỗi ngành có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp. Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu, trong đó có 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính, mỗi chỉ tiêu có một trọng số riêng của nó.
Hai là, xác định quy mô của doanh nghiệp: việc xác định dựa trên bốn
thông tin chính đó là: vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị từ 1 đến 8 điểm. Doanh nghiệp có điểm càng lớn thì quy mô càng lớn.
Ba là, xác định loại hình sở hữu, cán bộ tín dụng phải xác định loại hình doanh nghiệp đang sở hữu như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần…
Bốn là, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, gồm bốn nhóm chỉ tiêu, mỗi nhóm có một tỷ trọng khác nhau, mỗi nhóm gồm các chỉ tiêu khác nhau và mỗi chỉ tiêu lại có thang điểm khác nhau tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề của doanh nghiệp (sơ đồ 3.3).
Năm là, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính, được chia thành 5 nhóm chỉ tiêu, mỗi nhóm gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ, mỗi chỉ tiêu nó có một mức điểm và tỷ trọng khác nhau, căn cứ vào ba loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại doanh nghiệp khác còn lại được đưa vào nhóm doanh nghiệp khác (sơ đồ 3.4)
Sơ đồ 3.2. Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của Agribank Việt Nam
(Nguồn [10])
Xác định ngành kinh doanh của KH
Xác định quy mô doanh nghiệp DN quy mô vừa từ 12 đến 21 điểm DN quy mô lớn từ 22
đến 32 điểm
DN quy mô nhỏ dưới 12 điểm
Xác định loại hình sở hữu
Chấm điểm chỉ tiêu tài chính (thang điểm 100 điểm)
Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính (thang điểm 100 điểm)
Tổng hợp điểm và xếp loại khách hàng Tổng điểm khách hàng =
(Điểm các chỉ tiêu tài chính x trọng số phần tài chính) + (Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x trọng
Sơ đồ 3.3. Các chỉ tiêu dùng để chấm điểm tài chính
(Nguồn [10])