Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 44 - 48)

II. Tài sản dài hạn

2.5.3. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh

Sử dụng vốn và tài sản hiệu quả là một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chính sách sử dụng nguồn vốn và tài sản hiện có một cách hợp lý thì sẽ đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có chính sách sử dụng nguồn vốn và tài sản của mình hợp lý thì việc quản lý và sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ cho thấy trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thời gian 1 vòng quay phải thu của khách hàng (Kỳ thu tiền bình quân)

Thời gian kỳ phân tích =

Số vòng quay phải thu khách hàng Số vòng quay phải thu

của khách hàng

Doanh thu thuần =

Số dư bình quân phải thu khách hàng

(2.14)

(Nguồn [15, tr206])

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích tài sản ngắn hạn được chuyển bao nhiêu lần thành doanh thu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn hiện có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn vận động nhanh và các tài sản ngắn hạn này được sử dụng một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này thấp thì doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, dư thừa hàng tồn kho, vay quá nhiều tiền so với nhu cầu thực sự của doanh nghiệp).

(Nguồn [15, tr208])

Chỉ tiêu này giúp đánh giá hiệu quả việc quản lý hàng tồn kho. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cho biết trong kỳ kinh doanh, hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Vòng quay hàng tồn kho tăng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng giá vốn hàng bán đồng thời làm giảm hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì vòng quay hàng tồn kho có xu hướng lớn khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

(Nguồn [15, tr209])

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu ngày càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thời gian của kỳ phân tích có thể là tháng, quý, năm tùy theo mục tiêu của các việc phân tích.

Thời gian một vòng quay của Hàng tồn kho

Thời gian của kỳ phân tích =

Số vòng quay của hàng tồn kho Số vòng quay của

tài sản ngắn hạn

Doanh thu thuần = Tài sản ngắn hạn bình quân (2.16) Số vòng luân chuyển của hàng tồn kho Giá vốn hàng bán =

Giá trị hàng tồn kho bình quân

(2.17)

(Nguồn [15, tr192])

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản vận động nhanh, tài sản hiện có đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và các tài sản này được sử dụng một cách hiệu quả, góp phần tăng doanh thu và điều kiện nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.

(Nguồn [15, tr217])

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản cố định. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định càng có hiệu quả và ngược lại thì doanh nghiệp nên xem xét kế hoạch bổ sung hoặc thay thế tài sản cố định.

(Nguồn [15, tr189])

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Số vòng quay của tài sản

Doanh thu thuần =

Tổng tài sản bình quân

(2.19)

Sức sản xuất của Tài sản cố định

Doanh thu thuần =

Giá trị còn lại tài sản cố định bình quân

(2.20)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp =

Tổng tài sản bình quân

(Nguồn [15, tr188])

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu, rất hấp dẫn các nhà đầu tư và thể hiện được năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối nguồn vốn giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả một cách hài hoà để đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô kinh doanh.

(Nguồn [15, tr232])

Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán lãi vay mà còn có thể thanh toán cả nợ gốc, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vay một cách hiệu quả. Khi tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cao hơn lãi suất tiền vay thì ngân hàng có thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay thêm để đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì ngân hàng nên xem xét kỹ trước khi quyết định cho vay.

(Nguồn [15, tr233])

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích khách hàng sử dụng 100 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp =

Vốn chủ sở hữu bình quân

x 100

Hiệu quả sử dụng lãi vay

Lợi nhuận trước thuế TNDN và chi phí lãi vay =

Chi phí lãi vay

(2.22)

(2.23)

Tỷ suất sinh lời của tiền vay

Lợi nhuận sau thuế =

Tiền vay bình quân

chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp cao. Đây là chỉ tiêu mà các ngân hàng thương mại rất quan tâm trong vấn đề ra quyết định cho vay.

(Nguồn [9, tr13])

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận trực tiếp từ hoạt động bán hàng. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích cứ 100 đồng doanh thu tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp

Trên đây là các nhóm chỉ tiêu cơ bản mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng khi phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích cán bộ ngân hàng cần phải lưu ý thêm một số điều sau:

Thứ nhất, tính xác thực, hợp lý của tỷ số phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng.

Thứ hai, Phân tích tỷ số tài chính chỉ là bắt đầu việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp chứ không phải kết thúc việc phân tích. Vấn đề quan trọng nhất là phải nhận định về xu thế phát triển của doanh nghiệp vì các số liệu trên báo cáo tài chính là số liệu trong quá khứ.

Ba là, các tỷ số tài chính đều có những hạn chế nhất định như: sự khác nhau về giá trị trên sổ sách và giá trị thị trường của tài sản, nguồn vốn nhất là trong điều kiện nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao cũng sẽ ảnh hưởng đến kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, khi phân tích tình hình tài chính khách hàng, cán bộ ngân hàng phải liên hệ với doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc số liệu trung bình ngành và đặt trong bối cảnh kinh tế thì mới đưa ra được các đánh giá, dự đoán và quyết định hợp lý, khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w