Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 95 - 96)

II. Tài sản dài hạn 14.839 13,9 12.624 12,3 2.215 17,

4.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý

Hoạt động của ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng rất nhiều của chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi sự thay đổi về chính sách kinh tế có thể gây ra những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh ngân hàng và doanh nghiệp - khách hàng của ngân hàng. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước nên có những quy định, chính sách rõ ràng, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh ổn định giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại chủ yếu lấy thông tin của khách hàng doanh nghiệp chủ yếu tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC do Ngân hàng Nhà nước sưu tầm và phân tích nên số liệu chưa phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp đi vay. Chính Phủ nên có chỉ đạo các cơ quan liên quan như Tổng cục thống kê, Tổng cục thuế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…. cùng phối hợp với nhau đưa ra những qui định thống nhất bắt buộc doanh nghiệp trong việc cung cấp số liệu, báo cáo tài chính cho các ban ngành liên quan phải đồng bộ, tránh trường hợp doanh nghiệp cố tình lập báo cáo tài chính báo lỗ để đỡ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng báo cáo tài chính tốt để vay được vốn của ngân hàng - điều đó vừa giúp Chính Phủ thu được thuế của doanh nghiệp, vừa giúp cho các ngân hàng chọn lọc được khách hàng tốt để cho vay và loại bỏ được khách hàng yếu kém, giảm thiểu được rủi ro. Căn cứ trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp sẽ có số liệu trung bình ngành, giúp cho các ngân hàng thương mại sẽ so sánh, đánh giá được hoạt động của khách hàng.

Chính Phủ nên chỉ đạo các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng như Công An, Viện Kiểm sát, Tòa Án, Thanh tra, … cần có sự phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ các

ngân hàng thương mại trong việc xử lý thu hồi nợ, giải quyết các tranh chấp trong việc thu hồi tài sản thế chấp và các khoản nợ mà người vay cố tình lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên có văn bản quy định nghiệp vụ thẩm định tín dụng và hướng dẫn chi tiết công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước nên hoàn thiện và nâng cao hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC bằng các cách như: tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ của các chuyên viên phân tích, thuê giảng viên là những chuyên gia nước ngoài, chuyên gia trong nước có kinh nghiệm và trình độ giảng dạy; mở rộng phạm vi thu thập thông tin; đề nghị các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về tình hình tài chính khách hàng cho Trung tâm như là một yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong tình hình hiện nay một khách hàng có thể đang vay rất nhiều tổ chức tín dụng nên việc theo dõi những nắm bắt được tình hình vay vốn của các ngân hàng thương mại khác là mối quan tâm của tất cả các ngân hàng thương mại,…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w