Hệ thống báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 29 - 32)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

2.3.1.Hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bức tranh tổng hợp phản ánh về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm hay thời kỳ. Báo cáo tài chính cung cấp thông tinh kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân

tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chinh được sử dụng như nguồn dữ liệu khi phân tích tài chính doanh nghiệp.

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở Việt Nam bao gồm bốn mẫu biểu báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) là báo cáo tài chính tổng hợp nhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính cho kỳ tới.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên các báo cáo tài chính khác chưa thể hiện được hoặc thể hiện chưa đầy đủ.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (trừ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước), công ty cổ phần (trừ công ty chứng khoán cổ phần và công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân) áp dụng hệ thống Báo cáo tài chinh ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Về cơ bản, hệ thống báo cáo này cũng tương tự như hệ thống báo cáo theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

* Mối quan hệ giữa bốn loại báo cáo tài chính trong phân tích tài chính

Các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong phân tích tài chính. Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà mỗi báo cáo tài chính có độ quan trọng khác nhau. Trong quá trình phân tích tài chính, mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp một khía cạnh hữu ích khác nhau, sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu người làm phân tích

không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán cho ta cái nhìn về mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn tại điểm hiện tại của doanh nghiệp nhưng không phản ánh được biến động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Do đó cần tới báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được trong kỳ từ những nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành nhưng thực tế việc thanh toán tiền hàng lại diễn ra ở những thời điểm khác nhau, điều này không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh nên cần tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Khi phân tích chi tiết từng khoản mục trong ba báo cáo tài chính có những biến động nếu nhìn bề ngoài chỉ xét con số ta không thể thấy được bản chất vấn đề nên cần có thuyết minh báo cáo tài chính để có thông tin chi tiết lý giải cho mỗi biến động trong từng khoản mục chi tiết.

* Những mặt hạn chế của việc phân tích Báo cáo tài chính

- Có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn và hoạt động kinh doanh đa ngành thậm chí hoạt động trong những ngành rất khác nhau nên khi phân tích Báo cáo tài chính thông qua các tỷ số tài chính khi đem so sánh với hệ thống các tỷ số bình quân ngành đối với những doanh nghiệp này là không có ý nghĩa. Do đó, phân tích qua Báo cáo tài chính thường chỉ có ý nghĩa đối với những công ty nhỏ và không có hoạt động đa ngành.

- Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên Báo cáo tài chính dẫn tới việc phân tích thông qua các tỷ số trở nên sai lệch.

- Các yếu tố thời vụ cũng ảnh hưởng đến tinh hình hoạt động của Doanh nghiệp làm cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường.

- Các tỷ số tài chính được xây dựng và tính toán trên các Báo cáo tài chính nên mức độ chính xác phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán nhưng những việc này lại rất khác nhau giữa các công ty, các ngành và quốc gia nên thực hành kế toán có thể sai lệch đi các tỷ số tài chính.

- Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc thực hành kế toán để chủ động tạo ra các Báo cáo tài chính như ý muốn và từ đó tạo ra những tỷ số tài chính theo ý đồ của họ. Điều này khiến việc phân tích Báo cáo tài chính không còn chuẩn xác, khách quan.

- Khi phân tích doanh nghiệp đôi khi có vài tỷ số rất tốt nhưng lại có các tỷ số khác rất xấu làm cho việc đánh giá tình hình tài chính chung trở nên khó khăn và kém ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 29 - 32)