Phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 36 - 37)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

2.5.1. Phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp không chỉ phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn mà còn phản ánh cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng nguồn vốn; cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huy động vốn; mối quan hệ tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại phân tích cấu trúc tài chính để nắm được tình hình phân bổ tài sản, các nguồn tài trợ tài sản để biết được nguyên nhân và các dấu hiệu ảnh hưởng đến cần bằng tài chính của khách hàng. Ngoài ra, khi phân tích cấu trúc tài chính còn bổ sung thêm thông tin trong việc đánh mức độ độc lập tài chính của khách hàng.

2.5.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản của khách hàng

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Công thức tính như sau:

(Nguồn [13, tr140])

So sánh tỷ trọng của từng loại tài sản với tỷ trọng bình quân của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như so sánh sự biến động của tỷ trọng của từng loại tài sản theo thời gian để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như sự biến động của cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp. Đồng thời so sánh cả về số tuyệt đối, số tương đối của từng loại tài sản để biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự

Tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản

Giá trị của từng loại tài sản

=

Tổng giá trị tài sản

biến động về cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu tài sản ta có thể lập bảng sau:

Bảng 2.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Cuối năm Cuối năm (N) so vớicuối năm (N-1)

(N-1) (N) Số tiền Tỷ Lệ(%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu ngắn hạn

4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w