Xu h-ớng toàn cầu hoá và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 25)

Ngày nay, toàn cầu hóa mà tr-ớc hết và về thực chất là toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu h-ớng khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Đó là, quá trình phát triển kinh tế của các n-ớc trên thế giới v-ợt qua khỏi biên giới quốc gia, h-ớng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực l-ợng sản xuất cũng nh- trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng. Nội dung biểu hiện của quá trình này bao gồm: sự gia tăng của luồng giao l-u quốc tế về th-ơng mại, đầu t-, vốn, tài chính, công nghệ, dịch vụ, nhân công...; hình thành và phát triển các thị tr-ờng có tính thống nhất toàn cầu và hình thành các chế định (luật chơi) và cơ chế điều hành các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng đ-ợc lợi thế so sánh của mình, tăng tr-ởng và làm ổn định kinh tế. Nh-ng toàn cầu hóa kinh tế cũng làm gia tăng tình trạng tùy thuộc lẫn nhau và đang đặt ra những thách thức cực kỳ gay gắt cho các n-ớc đang phát triển: sức ép cạnh tranh và sức ép về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian ngắn và sự lệ thuộc ngày

càng tăng vào các thành tố có độ ổn định kém của nền kinh tế thế giới (nh- luồng vốn đầu tư, chỉ số của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán….)

Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa th-ơng mại đ-a các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh quốc tế đặt các doanh nghiệp của mỗi quốc gia tr-ớc những thách thức nghiệt ngã.

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung của quốc gia, thể hiện trên một số mặt sau:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới. Nó là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các n-ớc đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các c-ờng quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng b-ớc và từng phần xoá bỏ các rào cản về th-ơng mại và đầu t- giữa các quốc gia, tiến tới tự do hóa kinh tế.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt, tạo điều kiện thuận lợi mới cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trên th-ơng tr-ờng.

Thứ t-, hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nh-ng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và các ph-ơng thức quản lý kinh tế vĩ mô.

Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của toàn quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại hóa lực l-ợng sản xuất.

Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài n-ớc tạo điều kiện mở rộng thị tr-ờng, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.

Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh quốc tế đặt nền kinh tế và các doanh nghiệp tr-ớc những thách thức nghiệt ngã.

Đó là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên cả thị tr-ờng trong n-ớc và quốc tế. Các hàng rào bảo hộ và phi thuế quan, cũng nh- chính sách -u đãi đang dần bị loại bỏ. Vì thế đòi hỏi đầu tiên đối với doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế chính là phải không ngừng lớn lên. Cụ thể, phải không ngừng đầu t- và tăng vốn, công nghệ mới, chất l-ợng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh.

Một thách thức nữa của hội nhập đối với doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng là hàng hóa, dịch vụ sẽ ngày càng phải đ-ơng đầu với những rào cản th-ơng mại quốc tế mới. Muốn tránh đ-ợc tình trạng này, các doanh nghiệp cần phải đón nhận thông tin do các cơ quan Nhà n-ớc, đồng thời cần chủ động cùng với các cơ quan chức năng về pháp lý và xúc tiến th-ơng mại của Chính phủ nắm bắt thông tin liên quan tới các nội dung, lộ trình hội nhập, các vấn đề nóng bỏng phát sinh trong quá trình này. Các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức về thị tr-ờng n-ớc ngoài, nắm bắt tập quán, nhất là những quy luật kinh doanh ở các thị tr-ờng của mình. Đây là điều rất cần thiết để có thể chủ động cũng nh- để có thể tự bảo vệ mình trong hội nhập.

Nh- vậy, qua những phân tích trên cho thấy, sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, trong nền kinh tế thị tr-ờng mở cửa và hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)