Quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn.
Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà n-ớc của n-ớc ta còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết do kết
quả của một thời kỳ dài hoạt động trong cơ chế bao cấp. Sự tụt hậu của chúng ta so với các n-ớc trong khu vực thể hiện trên cả hai ph-ơng diện: công nghệ và trình độ quản lý; trong đó yếu tố trình độ quản lý phải đ-ợc đặt lên đúng tầm của nó vì công nghệ hiện đại đôi khi làm thiệt hại lớn nếu đi kèm nó là sự quản lý tồi. Vì thế muốn giải quyết vấn đề này thì cần tập trung một số vấn đề sau:
Thứ nhất, có chính sách hỗ trợ và bắt buộc các doanh nghiệp nâng cao các chức năng quản lý bằng hệ thống các hình thức đào tạo, bồi d-ỡng phù hợp. Trong chế độ tài chính, cần cho phép doanh nghiệp đ-ợc coi kinh phí đào tạo nh- một khoản chi phí hợp lý.
Thứ hai, đối với cơ chế đề bạt, thăng tiến của đội ngũ quản lý các doanh nghiệp. Kiện toàn lại hệ thống tiêu chuẩn trên cơ sở tham khảo điều kiện của khu vực và đặc thù của Việt Nam. Tôn trọng tính văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế tình trạng Giám đốc giỏi thì thăng tiến lên quản lý ngành nh- lên Sở, Bộ... và ng-ợc lại, cán bộ quản lý Nhà n-ớc tồi thì điều về các doanh nghiệp làm quản lý kinh doanh. Bởi vì, lối đề bạt này còn tiếp tục sẽ làm suy yếu năng lực điều hành kinh doanh, đồng thời nó cũng làm hành chính hoá quá trình điều hành kinh doanh ở các doanh nghiệp.
Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo và bổ nhiệm Giám đốc. Thực tế cho thấy, Giám đốc các DNNN hiện nay cần phải lựa chọn ng-ời có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức và tài năng vào các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp. Phải thông qua cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn nghiêm túc, tiến tới xây dựng đội ngũ Giám đốc kinh doanh và quản trị nhà nghề, hoạt động theo chế độ hợp đồng làm thuê theo luật, xác lập thị tr-ờng Giám đốc trong thị tr-ờng lao động, đồng thời tạo lập cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của họ. Đổi mới công tác đào tạo, bồi d-ỡng và bổ nhiệm Giám đốc cần tập trung vào những vấn đề sau:
Một là, từng b-ớc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các DNNN và tổng công ty. Việc xây dựng tiêu chuẩn của giám đốc một cách
tỷ mỉ và chặt chẽ sẽ làm tiền đề cho việc lựa chọn, bổ nhiệm giám đốc đ-ợc thuận lợi. Cho dến nay Đảng và Nhà n-ớc ta ch-a có quy định cụ thể về tiêu chuẩn Giám đốc DNNN. Tuy nhiên cần căn cứ vào quan điểm tiêu chuẩn Giám đốc cho từng loại hình doanh nghiệp.
Hai là, phát hiện tạo nguồn và xây dựng quy hoạch đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp. Việc tạo nguồn và lập quy hoạch cần đ-ợc mở rộng về số l-ợng với từng chức danh và tiến hành sàng lọc trong quá trình đào tạo, sử dụng nhằm chọn ra những ng-ời thực sự -u tú, có tài năng, có tâm, có trí; có tín để đối nội trong doanh nghiệp và đối ngoại trên th-ơng tr-ờng.
Ba là, tăng c-ờng đào tạo và bồi d-ỡng giám đốc DNNN. Cần đa dạng hoá các loại hình và ph-ơng h-ớng đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống thống nhất trong toàn quốc, có sự phân cấp giữa các tr-ờng và địa ph-ơng. Với đội ngũ Giám đốc có thể đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn và bồi d-ỡng nghiệp vụ nhằm đáp ứng đ-ợc yêu cầu của thời cuộc và của ng-ời học.
Bốn là, đổi mới cơ chế tuyển chọn Giám đốc. Khi tuyển chọn Giám đốc cần thực hiện chế độ dân chủ và công khai nhằm đảm bảo tuyển chọn đúng ng-ời, đúng việc, đúng sở tr-ờng. Đổi mới cơ chế tuyển chọn theo h-ớng: các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển Giám đốc cần công bố công khai nhu cầu, đối t-ợng, tiêu chuẩn cần tuyển. Để đảm bảo việc thi tuyển đ-ợc tiến hành một cách chặt chẽ, khách quan và công bằng thì cần phải lập ra hội đồng thi tuyển quốc gia, ngành hoặc địa ph-ơng. Quy định nhiệm vụ, chức năng và quy chế làm việc của hội đồng thi tuyển. Bên cạnh đó ta thấy môi tr-ờng kinh doanh không thuận lợi không những kìm hãm, cản trở mà có khi còn làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hàng loạt. Tuy nhiên, môi tr-ờng kinh doanh mới chỉ là điều kiện cần để doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi. Động lực chính thúc đẩy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, phải là sự nỗ lực chủ quan của từng doanh nghiệp vì nh- vậy mới khai thác đ-ợc yếu tố tích cực của môi tr-ờng kinh doanh và hạn chế những mặt tiêu cực do môi tr-ờng kinh doanh gây ra. Vì vậy, từng doanh nghiệp
và DNNN nói riêng phải thấy rõ sức ép và những thách thức đặt ra trong thời gian tới để chủ động tìm mọi biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, thì mới khai thác, tận dụng đ-ợc những thuận lợi và -u thế của mình trong môi tr-ờng kinh doanh.
Năm là, doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện chế độ tiền l-ơng theo sản phẩm, khuyến khích ng-ời lao động có trình độ cao (thợ giởi, kỹ s- giỏi) làm việc ổn định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, có mức thu nhập, phúc lợi thoả đáng cho những ng-ời có công lớn vì sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú ý nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ kinh doanh tiếp thị để có thể am hiểu luật kinh doanh xuất nhập khẩu và cạnh tranh ở khu vực và quốc tế.