Tiếp tục hoàn thiện các chính sách kinh tế (tài chính, tiền tệ) nhằm tạo môi tr-ờng nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 80)

tệ) nhằm tạo môi tr-ờng nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN.

Chính sách kinh tế là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nền kinh tế quốc dân. Đó là sự can thiệp của Nhà n-ớc vào việc phát triển kinh tế – xã hội theo những mục tiêu nhất định. Tuỳ theo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội lâu dài hay tr-ớc mắt mà có những biện pháp thích hợp để tác động tới nền kinh tế, coi đó là những công cụ kinh tế để Nhà n-ớc quản lý nền kinh tế. Đảng ta đã khẳng định: Nhà n-ớc quản lý nền kinh tế thị tr-ờng bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách, các đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của khu vực kinh tế Nhà n-ớc.

Kinh tế vĩ mô và các chính sách kinh tế có ảnh h-ởng lớn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bởi vì, các chính sách kinh tế (nhất là chính sách tài chính, chính sách tiền tệ...) đúng đắn sẽ đóng góp phần quyết định việc tạo môi tr-ờng cạnh tranh, cũng nh- đảm bảo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào môi tr-ờng cạnh tranh.

Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp, theo tôi cần tập trung giải quyết tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, giải pháp tài chính

- Cần công khai minh bạch hoạt động tài chính để qua đó doanh nghiệp biết đ-ợc hiệu quả đồng vốn, lành mạnh hoá quan hệ tài chính từ việc đầu t-, cấp phát vốn, giao tài sản, phân phối lợi nhuận, thu nhập trong hệ thống DNNN nhằm sử dụng vốn có hiệu quả.

- Tăng c-ờng giám sát hoạt động của DNNN một cách th-ờng xuyên hơn, nên giám sát tăng tr-ởng tín dụng theo quý. DNNN phải chịu kỷ c-ơng tài chính nghiêm ngặt hơn. Xúc tiến nghiên cứu thành lập các trung tâm tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động giám sát tài chính.

- Kiên quyết xoá bỏ cơ chế xin – cho trong quan hệ tài chính giữa Nhà n-ớc và DNNN; chấm dứt tình trạng dùng ngân sách Nhà n-ớc để bù lỗ, miễn thuế, xoá nợ, khoanh nợ cho DNNN. Kiên quyết xoá bỏ tính hành chính, bao cấp trong việc giao vốn, quản lý vốn, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc sử dụng vốn của Nhà n-ớc, tạo điều kiện cho DNNN có khả năng tiếp cận và thu hút các nguồn vốn xã hội.

- Thuế là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất của các hàng hoá, của doanh nghiệp. Do đó, nó liên quan đến giá cả, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và liên quan cả tới sự cạnh tranh về giá cả.

Để góp phần vào việc tạo môi tr-ờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, trong những năm qua chính sách thuế đã có sự đổi mới trên nhiều ph-ơng diện nh-: cách tính thuế, thu thuế, luật thuế, mức thuế... và đã thu đ-ợc nhiều kết quả. Chính sách thuế của Nhà n-ớc hiện nay cần phải

xây dựng theo quan điểm là nhằm kích thích sản xuất, khuyến khích những ngành quan trọng đối với quốc kế dân sinh, chứ không phải chỉ nhằm tận dụng tối đa nguồn thu cho ngân sách. Mặt khác, thuế còn phải tỏ rõ sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần kinh tế... nhằm tạo ra sự năng động trong l-u chuyển vốn giữa các ngành trong kinh doanh.

Việc thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hoá hiện nay là cần thiết, tránh đ-ợc tình trạng thuế chồng lên thuế. Tuy nhiên, thuế doanh thu tr-ớc kia và thuế VAT hiện nay đều là thuế gián thu tức là ng-ời mua phải trả thuế cho Nhà n-ớc. Song đối với thuế doanh thu do ng-ời bán đóng hộ cho ng-ời mua bằng cách tính trọn gói trong giá bán, mà ng-ời bán th-ờng có tâm lý dấu doanh thu hoặc khai thấp doanh thu đối với cơ quan thuế vụ nhằm tránh đóng thuế, do vậy họ có thể hạ giá bán một cách giả tạo. Còn đối với VAT, phần giá trị gia tăng đ-ợc đánh thuế và ng-ời mua trực tiếp trả thông qua hoá đơn mua hàng. Vì vậy, cơ quan thuế vụ có điều kiện thu đủ, đúng. Ng-ời bán không cần phải né tránh loại thuế này, cho nên hàng hoá trở về đúng giá của nó.

- Đối với việc cơ cấu lại nợ thì chỉ nên tiến hành đối với những DNNN nào thật cần thiết và tuỳ theo từng loại doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp đ-ợc cơ cấu lại nợ mà không thuộc diện cổ phần hoá, giải thể, thanh lý thì phải thoả mãn những tiêu chuẩn sau:

Một là, doanh nghiệp có kế hoạch cải cách chi tiết đ-ợc bộ tài chính và lãnh đạo ngân hàng có liên quan đồng ý.

Hai là, doanh nghiệp không còn chậm trễ trong việc thanh toán ít nhất đối với lãi vay ngân hàng.

Ba là, sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra chịu sự cạnh tranh lớn hơn từ bên ngoài, theo lịch trình AFTA đã công bố.

Thứ hai, Chính sách tiền tệ tín dụng

Chính sách tín dụng phải thể hiện rõ sự khuyến khích đối với đầu t- dài hạn và trung hạn, cần huy động tiền nhàn rỗi trong dân c- với thời gian dài, lãi suất ổn định để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu t- dài hạn,

-u tiên cung cấp vốn cho các doanh nghiệp có ch-ơng trình đổi mới công nghệ tiên tiến.

Đồng thời phải sử dụng linh hoạt, có hiệu quả của các công cụ chính sách tiền tệ- tín dụng nh- tỷ giá, lãi suất nghiệp vụ thị tr-ờng mở... tăng c-ờng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam.

Khắc phục tình trạng -u đãi tín dụng tràn lan hiện nay, hạn chế việc cho vay -u đãi tr-ớc đầu t-, mở rộng việc áp dụng các hình thức bảo lãnh tín dụng và mở rộng hình thức -u đãi sau đầu t-.

Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp cung – cầu thực tế trên thị tr-ờng. Để bảo đảm khuyến khích đ-ợc xuất khẩu, kiểm soát đ-ợc nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ, giảm thâm hụt cán cân vãng lai, tạo đ-ợc một môi tr-ờng kinh tế ổn định để thúc đẩy đầu t- và phát triển kinh tế.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại tệ, bãi bỏ quy định bất hợp lý tr-ớc đây theo h-ớng khuyến khích mạnh mẽ sản xuất- kinh doanh hàng xuất khẩu, triệt để tiết kiệm ngoại tệ, giảm nhập siêu...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)