Hạn chế của việc dạy học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Hạn chế của việc dạy học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT

CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Thứ nhất, 65,5% sinh viên được khảo sát đánh giá trình độ tiếng Anh của

một số giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, chuyên môn của giảng viên viên chưa phù hợp với một số môn học giảng dạy nên ảnh hưởng đến khả năng giảng dạy của giảng viên và khả năng tiếp thu của sinh viên. Phát âm chuẩn là yêu cầu và điều kiện tối thiểu để sinh viên có thể nghe được bài giảng. Tuy nhiên, một số giảng viên phát âm chưa chuẩn, đặc biệt là các giảng viên được mời giảng dạy từ các

75

trường ở các nước Đông Nam Á dẫn đến việc sinh viên không thể nghe được bài giảng trên lớp mà chỉ có thể tự học với giáo trình và tài liệu tham khảo. Ngoài ra, một số giảng viên, đặc biệt là giảng viên nước ngoài chưa hiểu rõ trình độ tiếng Anh và trình độ kiến thức của sinh viên nên chưa xác định rõ những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung cho sinh viên. Thêm vào đó, vì lượng kiến thức nhiều, giới hạn thời gian và do thói quen nói và giảng dạy của các giảng viên nước ngoài nên nhiều giảng viên giảng dạy với tốc độ khá nhanh, sinh viên không thể theo kịp bài giảng trên lớp.

Thứ hai, phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh của giảng viên Việt Nam

chưa đổi mới mạnh mẽ, kỹ năng sư phạm còn hạn chế; đội ngũ trợ giảng còn thiếu và chưa phát huy hiệu quả cao nên một số môn học không có trợ giảng gây khó khăn cho việc trao đổi và giải đáp thắc mắc kịp thời cho sinh viên. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ việc cử giảng viên và cán bộ quản lý đi tập huấn ở trường đối tác còn chậm và mức sinh hoạt phí theo Đề án 322 của Bộ giáo dục và đào tạo rất thấp so với mức sinh hoạt ở Hoa Kỳ nên theo ý kiến từ phỏng vấn của giảng viên và cán bộ quản lý CTTT thì nhiều giảng viên chưa được hỗ trợ nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức tại nước ngoài (theo ý kiến từ 98,20% giảng viên và cán bộ quản lý được phỏng vấn). Một số giảng viên cho đề với cấu trúc đề thi theo hướng chuyên sâu hơn so với bài giảng trên lớp kiểm tra quá khó hay kiểm tra với nội dung quá rộng không phù hợp với năng lực của sinh viên và việc đánh giá khả năng học tập còn thiếu công bằng. Theo kết quả đánh giá của giảng viên và sinh viên theo từng tiêu chí trên, chúng ta cũng nhận thấy rõ điểm đánh giá của các tiêu chí trong lĩnh vực Kỹ năng sư phạm của giảng viên giảng dạy chuyên ngành của CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM là thấp nhất so với các lĩnh vực đánh giá khác.

Thứ ba, theo ý kiến ghi nhận từ cán bộ quản lý thì việc mời giảng viên

trường đối tác sang tham gia giảng dạy có nhiều khó khăn không chỉ do hạn chế về kinh phí mà còn do quỹ thời gian của các giảng viên ở trường đối tác. Thời gian giảng dạy của giảng viên nước ngoài ngắn, phần lớn chỉ giảng dạy trong 2 - 3

76

tuần/đợt. Do vậy, thời khóa biểu sắp xếp không hợp lý, thay đổi thời xuyên, lịch trình giảng dạy, giáo trình và tài liệu tham khảo cung cấp cho sinh viện chậm nên sinh viên không thể tìm hiểu chuẩn bị bài trước, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu kiến thức trên lớp và việc sắp xếp thời gian biểu học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động ngoại khóa khác. Một số môn thực hành không được sắp xếp thực hành xen kẽ hoặc ngày sau khi kết thúc giờ lý thuyết trong học kì mà dời đến cuối học kì sau làm cho nhiều sinh viên không nhớ lý thuyết để ứng dụng vào thực hành.

Thứ tư, 69,74% giảng viên đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên còn hạn

chế, thời lượng học tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành ngắn, gây khó khăn cho sinh viên khi chuyển sang các môn học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh, đặc biệt là những sinh viên năm thứ hai do chưa quen với phương pháp giảng dạy và mới bắt đầu tiếp xúc với từ ngữ cùng kiến thức chuyên ngành mới. Do sự liên kết về kiến thức giữa các môn học nên việc sinh viên không theo kịp và thích nghi với phương pháp và tốc độ giảng dạy mới sẽ tạo một lỗ hỏng kiến thức lớn khi chuyển tiếp từ môn học này sang môn học khác. Do vậy, nhiều sinh viên xin chuyển sang chương trình đào tạo bằng tiếng Việt do không theo kịp bài giảng của giảng viên. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do Chuẩn đầu tiếng Anh đầu vào theo qui định còn thấp so với chuẩn thực tế cần có, chưa đủ để sinh viên có thể theo học kiến thức hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Thứ năm, bên cạnh việc được tiếp thu nhiều kiến thức mới từ giảng viên

nước ngoài, theo đánh giá của 89,02% sinh viên khảo sát và phỏng vấn cho rằng nhiều kiến thức học khó áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Mặc khác, vì học bằng tiếng Anh, sinh viên không thể nhớ lâu những kiến thức không được thực hành nên sau một khoảng thời gian dài sẽ mau quên. Có quá nhiều từ ngữ chuyên ngành mới nên sinh viên không thể nhớ hết trong thời gian ngắn trong khi trong khi giảng viên không hệ thống lại kiến thức đế sinh viên nắm vững và một số phần của bài học không hiểu sâu, cặn kẽ do không theo kịp giảng viên dẫn tới việc tự học gặp nhiều khó khăn và không nắm được kiến thức.

77

Thứ sáu, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy CTTT còn hạn chế: phòng thí

nghiệm chuyên đề, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy (Teaching Labs), chưa có phòng học nhóm, hệ thống mạng có tốc độ đường truyền thấp nên nhiều môn học yêu cầu tìm kiếm thông tin cùng lúc trên lớp (khoảng 30 sinh viên) để làm bài tập, bài thi, học nhóm bị ảnh hưởng (kết quả lấy từ 47,76% ý kiến khảo sát từ sinh viên và giảng viên).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)