Tin cậy và hiệu lực của công cụ đo chính thức

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.2.tin cậy và hiệu lực của công cụ đo chính thức

Trên cơ sở những phân tích kết quả phiếu khảo sát ở trên và loại bỏ những câu hỏi không phù hợp, phiếu khảo sát gồm sử dụng để điều tra chính thức với:

- Khách thể là sinh viên: số lượng mẫu là 378 - Khách thể là giảng viên: số lượng mẫu là 61

49

(1) Kết quả phân tích độ tin cậy đối với Bảng hỏi dành cho sinh viên đánh giá giảng viên

Kết quả phân tích độ tin cậy của bộ câu hỏi dựa trên độ thống nhất nội tại. Kết quả cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha khá cao 0,894, có thể xem thang đo lường là tốt. Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt: từ 0,312 đến 0,549, không có câu nào có hệ số

Cronbach’s Alpha < 0,3 (phụ lục 8, trang 113). Điều đó chứng tỏ các câu hỏi trong

bảng hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất lượng khá tốt.

(2) Kết quả phân tích độ tin cậy đối với Bảng hỏi dành cho giảng viên tự đánh giá Kết quả phân tích cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha rất cao 0,902, có thể xem thang đo lường là tốt. Đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá lý tưởng: có 35/37 câu có hệ số tương quan đạt giá trị từ 0,304 đến 0,674; chỉ có 02/37 câu có hệ số tương quan Cronbach’s Alpha thấp < 0,3, đó là câu II.5.10 (0,273) và câu II.6.3 (0,288) nhưng nếu loại bỏ câu này thì hệ số tương quan không thay đổi (Cronbach’s Alpha if Item Deleted bằng 0,902) nên có thể giữ nguyên câu hỏi này vì không ảnh hưởng nhiều

đến hệ số tương quan của toàn bộ câu hỏi (phụ lục 8, trang 113). Điều đó chứng tỏ

các câu trong bảng hỏi này có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất lượng tốt.

Như vậy, kết quả phân tích độ tin cậy dựa trên mô hình lý thuyết tương quan trong bằng cách sử dụng phần mềm SPSS ở cả 2 bảng hỏi đều khá tốt với hệ số tương quan từ 0,8 trở lên, các câu hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo. Đây là thang đo lường tốt.

Kết quả kiểm tra chạy lại Quest với 2 bảng hỏi trên cũng cho ra kết quả là các dữ liệu đều phù hợp với mô hình Rasch, đồng thời toàn bộ các câu hỏi đều nằm trong khoảng đồng bộ cho phép (INFIT MNSQ nằm trong khoảng 0,77 và 1,30), không có câu hỏi ngoại lai và tạo thành một cấu trúc chung, phù hợp với đối tượng

50

Qua kết quả đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường bằng cách dựa trên mô hình lý thuyết tương quan trong bằng cách sử dụng phần mềm SPSS và kiểm tra theo mô hình Rasch bằng cách sử dụng phần mềm Quest với cả 2 bảng hỏi đều cho thấy: độ tin cậy của bộ công cụ khá cao, các câu hỏi có tính đồng hướng, cùng đo đúng cái cần đo, tạo thành một cấu trúc chung. Đây là thang đo lường tốt và phù hợp với nhóm khách thể nghiên cứu.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 này, chúng tôi đã khái quát một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn và tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm, đánh giá chất lượng bộ công cụ khảo sát trên mẫu đại diện bằng phần mềm Quest và SPSS. Kết quả cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy cao. Cũng qua phân tích đã loại bỏ được 3 câu hỏi không đạt yêu cầu. Sau khi loại bỏ 3 câu hỏi, phân tích lại bằng SPSS và QUEST các câu hỏi đều nằm trong một cấu trúc logic, đo đúng các nội dung mà phiếu được thiết kế để đo.

Thang đo này đạt đủ điều kiện để sử dụng trong phân tích và đánh giá hoạt động giảng dạy các môn học chuyên ngành của giảng viên chương trình tiên tiến tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

51

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VIỆC GIẢNG DẠY KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH TRONG CTTT TẠI TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 58)