Chương trình tiên tiến

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.Chương trình tiên tiến

Khái niệm chương trình tiên tiến, các tiêu chí xác định và triển khai các CTTT và tiêu chí chọn trường đại học thực hiện CTTT được thể hiện rõ trong quyết định số 1505/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2008 về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015” như sau:

Tiêu chí xác định và triển khai các chương trình tiên tiến

a) Chương trình tiên tiến được áp dụng thực hiện là chương trình do các cơ sở đào tạo thiết kế, xây dựng phù hợp dựa trên cơ sở của chương trình đào tạo đang được áp dụng ở trường đại học tiên tiến trên thế giới (gọi tắt là chương trình gốc), kể cả nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức và quản lý đào tạo và được giảng dạy bằng tiếng Anh; có các môn học Khoa học Mác – Lênin theo quy định bắt buộc đối với sinh viên Việt Nam.

19

trường đại học thuộc nhóm 200 trường đại học hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng của các hiệp hội, tổ chức giáo dục có uy tín trên thế giới hoặc thuộc nhóm 20% những chương trình đào tạo tốt nhất trong bảng xếp hạng các ngành đào tạo của các hiệp hội, tổ chức kiểm định giáo dục cấp quốc gia hoặc quốc tế; có nội dung tiên tiến, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và phù hợp với năng lực triển khai thực hiện của trường đại học được áp dụng.

c) Trong những năm đầu, sử dụng chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cho toàn khóa, đảm bảo cấu phần thực tập, điều kiện thực hành, thực tập môn học theo chương trình gốc; sau mỗi khoá đào tạo, tổ chức đánh giá, điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần thiết, đảm bảo cho chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu kinh tế - xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế.

d) Giảng viên giảng dạy CTTT phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đối với khoá đào tạo đầu tiên, chủ yếu mời giảng viên nước ngoài giảng dạy, nhưng từ những khoá tiếp theo, cơ sở đào tạo phải có kế hoạch cụ thể để từng bước có giảng viên trong nước đảm nhận được việc giảng dạy CTTT được giao.

đ) Cán bộ quản lý đào tạo CTTT phải có đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ tin học và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu.

e) Sinh viên theo học CTTT là những sinh viên trúng tuyển vào đại học hệ chính quy; có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu học tập; tự nguyện đăng ký theo học CTTT và đóng học phí theo quy định của cơ sở đào tạo.

g) Thời gian đào tạo theo CTTT của một khoá học là từ 4,5 năm đến 5 năm, trong đó năm đầu tập trung đào tạo tăng cường tiếng Anh cho sinh viên; quy mô tuyển sinh đào tạo ở khoá đầu khoảng từ 30 đến 50 sinh viên và được mở rộng tăng dần tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tiễn; bằng tốt nghiệp khóa đào tạo do trường đại học của Việt Nam cấp hoặc cả hai trường của Việt Nam và nước ngoài cùng cấp.

h) Áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ, sử dụng phương pháp giảng dạy và đánh giá hiện đại; tổ chức cho sinh viên đánh giá môn học và giảng viên theo

20

các mẫu phiếu của trường đối tác; nghiên cứu sử dụng phần mềm quản lý của trường đối tác vào việc quản lý đào tạo, quản lý sinh viên; đề nghị trường đối tác đánh giá CTTT đang đào tạo tại trường, lập kế hoạch kiểm định, tiến tới sử dụng các tiêu chí kiểm định và đăng ký kiểm định CTTT với tổ chức đã kiểm định chương trình gốc ở trường đối tác.

i) Giảng viên dạy CTTT được tạo điều kiện để bảo đảm có tối thiểu 40% quỹ thời gian cho nghiên cứu khoa học; thành lập các nhóm nghiên cứu, tạo cơ chế để khuyến khích thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.

k) Trong quá trình thực hiện CTTT, các trường chủ động nghiên cứu mô hình tổ chức, quản trị trường đại học, cơ cấu tổ chức.

Tiêu chí chọn trường đại học thực hiện chương trình tiên tiến

Trường đại học được giao nhiệm vụ triển khai chương trình tiên tiến khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Đề án đăng ký đào tạo CTTT của trường đạt chất lượng và được lựa chọn theo quy trình đánh giá, lựa chọn chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

b) Bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu theo quy định, đáp ứng yêu cầu triển khai có chất lượng CTTT; có kế hoạch về đội ngũ giảng viên đáp ứng tối thiểu 80% yêu cầu đối với các CTTT của giai đoạn 1, đáp ứng 100% yêu cầu đối với các CTTT của các giai đoạn tiếp theo.

c) Bảo đảm cơ sở vật chất đồng bộ với chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên, phấn đấu chuẩn bị đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm trước khi giảng dạy chuyên ngành.

d) Có kế hoạch cụ thể, khả thi bảo đảm kinh phí để triển khai CTTT; có khả năng vận động các doanh nghiệp và các đối tác khác tham gia triển khai hoặc tài trợ cho CTTT.

đ) Có kinh nghiệm đào tạo, nhất là đối với ngành đăng ký đào tạo theo CTTT; có nhiều thành tích trong hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ,

21

đổi mới tổ chức, quản lý nhà trường. Ưu tiên các trường đại học trọng điểm trong việc xét để lựa chọn trường tham gia triển khai các CTTT.

1.2.2. Đánh giá

 Khái niệm đánh giá

Khái niệm “đánh giá” được sử dụng rất phổ biến trong giáo GDĐH. Đánh giá là hoạt động có mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ với quá trình dạy học. Đó là một chuỗi liên tục các hoạt động kế tiếp nhau giữa dạy học - kiểm tra đánh giá - điều chỉnh - dạy học.

Trong hội thảo – tập huấn về kiểm định chất lượng giáo dục đại học (2012), G.S Anthony de Sam Lazaro cũng đưa ra định nghĩa: đánh giá là một hay nhiều quá trình xác định, thu thập và chuẩn bị số liệu để đánh giá mức độ đạt được của các chuẩn đầu ra và các mục tiêu giáo dục của giáo dục đào tạo. Cả hai khái niệm này cho thấy, đánh giá nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa mục tiêu và việc thực hiện.

Quan điểm này cũng trùng hợp với R.Tiler (1984): “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục”.

Theo Phạm Xuân Thanh (2007) đánh giá là một quá trình bao gồm: Chuẩn bị một kế hoạch; Thu thập, phân tích thông tin và thu được kết quả; Chuyển giao các kết quả thu được đến những người liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp những người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá.

Theo Owen và Rogers (1999), đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được theo quy trình 4 bước: Xây dựng tiêu chí đánh giá; Xây dựng các chuẩn mực; Đo lường các thuộc tính sự vật theo tiêu chí và đối chiếu với chuẩn mực; Tổng hợp và tích hợp các bằng chứng thu được để dưa ra những nhận định chuẩn xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có thể thấy nhiều quan điểm về đánh giá và nhiều khía cạnh để đánh giá trong giáo dục. Trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa khái niệm đánh giá là sự thu thập một tập hợp những thông tin và những thông tin này được sử dụng

22

để chẩn đoán, xem xét chất lượng của các hoạt động, khía cạnh của hoạt động giảng dạy của giảng viên.

 Các loại hình đánh giá

Tùy thuộc vào mục đích đánh giá mà hoạt động đánh giá có những cách thức, loại hình khác nhau như: đánh giá mức độ phù hợp; đánh giá hiệu quả hoạt động; đánh giá tìm điểm mạnh, điểm yếu,…

Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy của giáo viên đối với học sinh được thực hiện trên cơ sở thử nghiệm, so sánh phương pháp này với phương pháp kia cho cùng nhóm đối tượng cho ra những kết quả khách quan như thế nào.

Đánh giá hiệu quả hoạt động căn cứ vào việc kết quả của hoạt động đó có đáp ứng mục tiêu đề ra.

Đánh giá nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí.

Theo Lê Đức Ngọc (2003), trong giáo dục có 6 loại đánh giá chính: Đánh giá mục tiêu đào tạo đáp ứng với yêu cầu kinh tế xã hội; Đánh giá chương trình/nội dung đào tạo; Đánh giá sản phẩm đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo; Đánh giá quá trình đào tạo; Đánh giá tuyển dụng; Đánh giá kiểm định công nhận cơ sở đào tạo.

 Hình thức đánh giá

Tác giả Lê Đình (2008) cho rằng: có nhiều hình thức đánh giá, nhưng phổ biến hơn cả là hai hình thức: đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết. Hai hình thức này hoàn toàn tách biệt, có sự khác nhau rõ rệt về mục đích. Trong khi đánh giá hình thành hướng đến tương lai, nghĩa là làm cho giảng viên phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong HĐGD của mình thì đánh giá tổng kết hướng về quá khứ, nghĩa là nhằm mục đích đánh giá các thành tích cụ thể mà giảng viên đã thu được. Thời điểm đánh giá hình thành có thể diễn ra ở bất cứ thời điểm nào của năm học, trong khi đánh giá tổng kết thường rơi vào thời điểm kết thúc. Hai hình thức này cũng khác nhau về tiêu chí cũng như bằng chứng cần thu thập. Đối

23

tượng tham gia đánh giá rất đa dạng như chuyên gia, cán bộ quản lý, phụ huynh, học sinh, giáo viên trong và ngoài trường.

 Vai trò đánh giá

Adonis, Jonathan (2010) nhận định rằng đánh giá HĐGD của giảng viên là công việc thường xuyên mang tính bắt buộc ở các trường phổ thông cũng như đại học. Điều này giúp xác định hiệu quả lao động của giảng viên.

Từ các nhận định trên có thể thấy rằng định nghĩa về đánh giá có thể khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất ở điểm: đánh giá là một quá trình nhiều bước, trong đó không thể thiếu việc xây dựng tiêu chí đánh giá, thu thập và xử lý thông tin thu được. Nói cách khác, đánh giá là hoạt động có mục đích nhằm xem xét các hoạt động cụ thể theo ý muốn chủ quan của người tham gia đánh giá trên cơ sở phân tích, so sánh đối chiếu với các yêu cầu cụ thể của từng hoạt động, của đối tượng được đánh giá.

Trong nghiên cứu này, khái niệm đánh giá được hiểu là quá trình đưa ra những nhận định về hiệu quả công việc dựa trên kết quả phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra. Cụ thể, công tác đánh giá được

tiến hành theo 3 bước:

- Bước 1: Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy;

- Bước 2: Thu thập thông tin từ sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý;

- Bước 3: Đưa ra những nhận định về công việc của giảng viên dựa trên kết quả

phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)