Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

Trên cơ sở phân tích các khái niệm, quan điểm về chất lượng, chất lượng giảng dạy đại học, phân tích bản chất của HĐGD, chúng ta có thể xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giảng viên (trong phạm vi hẹp) hay chất lượng đào tạo của một trường (trong phạm vi rộng) bao gồm: Mục

33

tiêu giảng dạy của môn học hoặc nhà trường; Trình độ ban đầu của sinh viên; Môi trường, điều kiện và phương tiện giảng dạy; Nội dung giảng dạy; Phương pháp giảng dạy; Kiến thức chuyên môn của giảng viên; Qui trình quản lý hoạt động giảng dạy; Lòng yêu nghề (nhiệt quyết nghề nghiệp).

Theo tác giả Lê Đức Luận (2007), những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học cũng như chất lượng dạy học bao gồm 07 yếu tố, đó là: yếu tố người thầy; yếu tố người học, sinh viên; yếu tố chương trình, giáo trình giảng dạy; yếu tố tính thực hành, thực tế và định hướng nghề nghiệp; yếu tố phương pháp giảng dạy và hệ thống đánh giá học tập của sinh viên; yếu tố cơ sở vật chất và yếu tố đội ngũ những người làm công tác quản lý giáo dục trong các trường đại học.

Theo tác giả Nguyễn Văn Toàn (2009), những yếu tố chi phối khả năng triển khai việc giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh (CMBTA): Khả năng tiếng Anh của giảng viên, khả năng tiếng Anh của sinh viên, chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu tiếng Anh cũng như môi trường đào tạo, sử dụng là những yếu tố được xem là quan trọng nhất chi phối khả năng triển khai việc giảng dạy CMBTA. Ngược lại, bối cảnh chính trị chung, cơ chế pháp lý, qui chế đào tạo, học lực và khả năng thích ứng của sinh viên lại được đánh giá là có tác động ít hơn. Kết quả chỉ ra rằng bên cạnh việc chuẩn bị khả năng tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học cần quan tâm đến những yếu tố khác như xây dựng chương trình, chuẩn bị giáo trình tài liệu, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, tăng cường khả năng thích ứng với việc giảng dạy CMBTA của sinh viên và xây dựng môi trường khuyến khích giảng dạy CMBTA.

Từ quan điểm của các nghiên cứu trên, chúng tôi đã chọn 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của Maria Anne Fox & Norman Hackerman (2003) làm hướng nghiên cứu của đề tài. Đó là giảng viên phải có: kiến thức và nhiệt tình với môn học; kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ sư phạm; kỹ năng sử dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá phù hợp; hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên trong và ngoài lớp học; tham gia các hoạt động chuyên môn với các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra giả thuyết các yếu tố ảnh

34

hưởng đến hiệu quả của việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành qua giảng dạy bằng tiếng Anh trong CTTT bao gồm: Phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách trình bày bài giảng của giảng dạy, nội dung bài giảng bằng tiếng Anh của giảng viên, giáo trình tài liệu bằng tiếng Anh, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, năng lực chuyên môn của giảng viên, khả năng nghe, đọc hiểu, viết, nói về chuyên môn bằng tiếng Anh của sinh viên và phương pháp học tập của sinh viên.

Kết luận Chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Thứ nhất về lịch sử nghiên cứu, chúng tôi đã tóm lược một số công trình nghiên cứu cung cấp kiến thức nền cũng như gợi mở cho chúng tôi hướng triển khai đề tài. Thứ hai về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, chúng tôi đưa ra một số khái niệm và nội dung về: Đánh giá, hoạt động giảng dạy, đánh giá chất lượng HĐGD, tiêu chí đánh giá chất lượng HĐGD, ưu điểm và hạn chế của một số phương thức HĐGD và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy đại học để tiếp cận và tóm lược lại những vấn đề chính yếu mà nghiên cứu lựa chọn. Trong đó, chúng tôi cũng đã đưa ra các gợi ý làm thế nào để đánh giá HĐGD của một giảng viên và đây sẽ là cơ sở để xây dựng nên các tiêu chí và chỉ số đánh giá, làm công cụ đo lường chất lượng HĐGD đại học. Điều này có giá trị định

35

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)