Xây dựng mô hình hồi quy chung

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Xây dựng mô hình hồi quy chung

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành qua giảng dạy bằng tiếng Anh trong CTTT bao gồm: Phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách trình bày bài giảng của giảng viên, nội dung bài giảng bằng tiếng Anh của giảng viên, giáo trình tài liệu bằng tiếng Anh, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, năng lực chuyên môn của giảng viên, khả năng nghe, đọc hiểu, viết, nói về chuyên môn bằng tiếng Anh của sinh viên và phương pháp học tập của sinh viên.

Để xác định được các yếu tố nào trong các yếu tố trên có tác động thực sự hiệu quả của việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành qua giảng dạy bằng tiếng Anh trong CTTT và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng tiếp thu kiến thức chuyên ngành qua giảng dạy bằng tiếng Anh trong CTTT của sinh viên, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để nhằm dự đoán khả năng ảnh hưởng của các biến số độc lập thuộc các nhân tố ảnh hưởng trên.

Phương trình chung để tính toán hồi quy tuyến tính bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + ….+ βnXn

Trong đó, Y biểu thị biến phụ thuộc, X1, X2, … Xn biểu thị các biến độc lập. Công thức này mô tả sự phản ứng của biến phụ thuộc Y như một hàm tuyến tính của biến độc lập X. Vì vậy đồ thị của nó là một đường thẳng với độ dốc β (slope) và

68

hằng số α (alpha). Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành qua giảng dạy bằng tiếng Anh trong CTTT của sinh viên. Dựa vào giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, tác giả đưa ra biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng được nêu ra trong giả thuyết nghiên cứu.

Có thể viết lại mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành = α + β1 Phương pháp giảng dạy+ β2 Cách trình bày bài giảng+ β3 Nội dung bài giảng+ β4 Năng lực ngoại ngữ của GV + β5 Năng lực chuyên môn của GV + β6 khả năng nghe, đọc hiểu, viết, nói về chuyên môn bằng tiếng Anh của SV + β7 Giáo trình tài liệu + β8 Phương pháp học tập của SV.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)