Kết quả nghiên cứu về mức độ đánh giá hoạt động giảng dạy kiến thức

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Kết quả nghiên cứu về mức độ đánh giá hoạt động giảng dạy kiến thức

chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT

Dựa trên kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT với kết quả đánh giá chung thì điểm trung bình đạt được là 3.23 (mức khá) và kết quả đánh giá theo từng tiêu chí với điểm trung bình đạt được là 3.64 (mức tốt). Xét mức độ đạt được theo từng lĩnh vực đánh giá ở bảng 3.3 cho thấy: lĩnh vực phẩm chất đạo đức đạt điểm trung bình là 3.65 (mức tốt), lĩnh vực kiến thức chuyên môn đạt điểm trung bình là 3.46 (mức khá) và thấp nhất là lĩnh vực kỹ năng sư phạm với điểm trung bình đạt được là 3.44 (mức khá). Điều này cho thấy khi xét mức độ đạt được với điểm trung bình chung cho các kết quả đánh giá trên là 3.44, tức mức độ đánh giá hoạt động giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT là mức độ khá.

Tóm lại, qua cách đánh giá của 2 nhóm đối tượng là giảng viên và sinh viên

về hoạt động giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT, tác giả rút ra được kết quả đánh giá chung như sau: giảng viên giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM hiện

nay tựu lại 3 điểm mạnh ở 3 tiêu chí đánh giá. Thứ nhất là luôn nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy. Thứ hai là thể hiện sự cởi mở, thân thiện

59

trong giao tiếp bằng tiếng Anh với sinh viên. Đây là 2 điều kiện phẩm chất cần có

và phải có của người giảng viên, hình thành nhân cách cho chính người học; Bởi lẽ, nói đến phẩm chất là nói đến hệ thống những thuộc tính tâm lí biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi người, thường được thể hiện ra những thái độ, hành vi ứng xử. Đây là những phẩm chất đặc trưng trong nhân cách người thầy, khi giảng viên là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng, là tấm gương sáng cho người học noi theo. Thứ ba là

Giảng viên hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, khuyến khích, tạo cơ hội giúp sinh viên tự tin trao đổi với giảng viên nước ngoài, thực hành tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành trong lớp học hoặc trong giờ học nhóm. Đây là kỹ năng sư

phạm quý báu cần có của người giảng viên đặc biệt giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT hiện nay. Bởi lẽ, cách giảng dạy truyền đạt kiến thức một chiều truyền thống không còn hiệu quả và phù hợp với nền giáo dục đại học hiện nay. Với phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn, kích thích sinh viên tự tin học hỏi, tự khám phá sẽ giúp sinh viên vừa nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức cần thiết vừa hình thành được những kỹ năng cần thiết như nghiên cứu và giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh với người nước ngoài, đáp ứng được mục tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên CTTT.

Bên cạnh đó, còn 3 tiêu chí mà giảng viên giảng dạy chuyên ngành CTTT tại

Trường đáp ứng yêu cầu Chuẩn chưa tốt. Thứ nhất là, Giảng viên giảng dạy tại nhiều trường trong và ngoài nước. Đối với tiêu chí này, với đối tượng là giảng viên

nước ngoài đáp ứng yêu cầu rất tốt nhưng đối với giảng viên trong nước, đặc biệt là giảng viên tại trường, kinh nghiệm giảng dạy CTTT còn ít nên khả năng để giảng dạy tại nhiều trường trong và ngoài nước thì khó đáp ứng được yêu cầu này. Thứ

hai là, Giảng viên xác định rõ những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành cần bổ sung cho sinh viên. Đây là tiêu chí quan trọng đối với việc giảng dạy kiến thức

chuyên ngành của giảng viên không chỉ ở CTTT và ở bất kỳ chương trình đào tạo nào. Để đáp ứng tốt được yêu cầu này, người giảng viên không những có kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành mà đòi hỏi phải nắm rõ, hiểu rõ đối tượng giảng

60

dạy thì mới có thể xác định đúng những kỹ năng và kiến thức cần thiết để bổ sung

cho sinh viên. Thứ ba là, Giảng viên tổ chức các hoạt động cụ thể khác (tham quan, khảo sát, các hội thảo, hội nghị,… trong và ngoài nước) để sinh viên giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm học tập. Có thể do vấn đề thời lượng giảng dạy, thời

gian học tập của sinh viên nên giảng viên chỉ tập trung vào truyền tải kiến thức chuyên môn mà chưa chú trọng đến các hoạt động này nhất là đối với đối tượng giảng viên mới, kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành CTTT còn ít. Cũng có khả năng giảng viển chưa quan tâm đến các hoạt động này hoặc chưa được đào tạo kỹ năng bài bản để thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)