Hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Hoạt động giảng dạy

 Khái niệm hoạt động giảng dạy

Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy là một trong các yếu tố chính cấu thành hoạt động của người dạy. Nếu như trước đây, giảng dạy được quan niệm chỉ là truyền thụ kiến thức thì ngày nay, khái niệm này được định nghĩa là hoạt động “sáng tạo ra những tình huống mà ở đó việc học diễn ra một cách phù hợp, công việc mà giảng viên cần làm là sắp xếp các tình huống đó để có thể tiến hành giảng dạy có hiệu quả”.

24

Tác giả Arreola (1986) cho rằng một định nghĩa hoàn chỉnh về dạy học phải bao gồm ba khía cạnh: sự thông thạo nội dung giảng dạy, đặc điểm và kỹ năng chuyển tải nội dung, kỹ năng thiết kế bài giảng. Trong khi đó, hầu hết dữ liệu trong danh mục đánh giá giảng dạy của Centra (1977) lại chủ yếu tập trung vào khía cạnh thứ hai trong nghiên cứu của Arreola: các mặt khác nhau của giảng dạy trên lớp học.

Kế thừa công trình của Arreola (1986) và Centra (1977), William (1989) xây dựng định nghĩa hoạt động giảng dạy bậc đại học bao gồm bảy phương diện:

1. Thông thạo nội dung môn học: các khía cạnh của nội dung, sự thấu hiểu nội dung, mức độ phổ biến của nội dung, tính khách quan của thông tin.

2. Phát triển chương trình: có sự phù hợp về chương trình giữa các khóa học, chỉnh sửa chương trình cho phù hợp hơn, phát triển chương trình khóa học mới.

3. Thiết kế khóa học: mục đích và mục tiêu giảng dạy, nội dung bao trùm, phương pháp giảng dạy phù hợp, phương pháp đánh giá phù hợp.

4. Chuyển tải kiến thức: các cách thức khác nhau (bài giảng, phòng thí nghiệm), kỹ năng (thuyết trình, giải thích), giáo cụ (tờ rơi, biểu bảng).

5. Đánh giá giảng dạy: các dạng kiểm tra (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, tự luận, vấn đáp), luận văn hoặc đề án, bài tập thực hành, thi hết môn.

6. Sẵn sàng hỗ trợ người học: trong giờ hành chính, tư vấn qua điện thoại, gặp gỡ thông thường.

7. Đáp ứng các yêu cầu hành chính (hoàn thiện và đúng hạn): đặt sách, dự trữ tài liệu, lưu trữ hồ sơ giảng dạy, đến lớp, báo cáo tiến độ (trong thời gian tập sự, cuối đợt,…).

Như vậy, khái niệm HĐGD được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung đều nhằm làm sáng tỏ các lĩnh vực, các hợp phần cấu thành HĐGD.

Hình thức của hoạt động giảng dạy

Giảng dạy có thể được tiến hành trực tiếp trên lớp hoặc gián tiếp (tập trung hoặc từ xa) thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Internet, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, băng đĩa,… Hai hình thức này khác nhau về mọi

25

mặt. Giảng dạy trực tiếp có đối tượng học cụ thể xác định, là hoạt động tương tác hai chiều, còn giảng dạy gián tiếp có đối tượng không xác định và là hoạt động máy móc, một chiều. Do sự khác biệt về hình thức giảng dạy mà HĐGD của người thầy cũng có sự khác biệt.

Qua rất nhiều các nhận định khác nhau như đã dẫn ở trên, có thể thấy rằng HĐGD bao gồm nhiều khâu khác nhau như tìm kiếm thu thập tài liệu, thiết kế bài giảng, tìm hiểu đối tượng giảng dạy, quản lý lớp học, tổ chức hướng dẫn học tập, khích lệ động viên, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giải đáp thắc mắc, tư vấn học sinh các vấn đề liên quan như: tài liệu, phương pháp học… Tuy

nhiên trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập tới hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên là chủ yếu, bao gồm việc xác định kế hoạch giảng dạy, tổ chức hướng dẫn học tập, lựa chọn nội dung giảng dạy, sử dụng phương pháp giảng dạy và công tác kiểm tra đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)