Mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Dựa vào quan điểm của tác giả Maria Anne Fox & Norman Hackerman (2003), chúng tôi rút ra 03 lĩnh vực đánh giá hoạt động giảng dạy cũng như đánh giá hoạt động giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT đó là: lĩnh vực đạo đức, chính trị, tư tưởng; lĩnh vực kiến thức chuyên môn và lĩnh vực kỹ

Nghiên cứu lý thuyết về HĐGD CTTT

Thiết kế thang đo dự thảo và bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc

Thử nghiệm thang đo (SPSS, QUEST)

Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát chính thức và phỏng vấn

Đánh giá thang đo

Điều chỉnh, hoàn thiện thang đo

Kiểm định giả thuyết

nghiên cứu Kết luận và kiến nghị

Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính

38

năng sư phạm. Trong đó, lĩnh vực kỹ năng sư phạm đóng vai trò quan trọng bao gồm 03 tiêu chí đánh giá: kế hoạch giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành qua giảng dạy bằng tiếng Anh của sinh viên trong CTTT bao gồm: phương pháp giảng dạy của giảng viên, cách trình bày bài giảng của giảng viên, nội dung bài giảng bằng tiếng Anh của giảng viên, giáo trình tài liệu bằng tiếng Anh, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, năng lực chuyên môn của giảng viên, khả năng nghe, đọc hiểu, viết, nói về chuyên môn bằng tiếng Anh của sinh viên và phương pháp học tập của sinh viên. Từ đó, tác giả đã khái quát khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài biểu diễn qua sơ đồ 2.2:

Sơ đồ 2.2: Mô hình lý thuyết của đề tài 2.2.3. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về đánh giá hoạt động giảng dạy, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:

39

- Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của Cán bộ quản lý, giảng viên trực tiếp giảng dạy, sinh viên đang học năm thứ hai đến năm thứ tư các ngành Thú y và Khoa học và Công nghệ thực phẩm thuộc CTTT tại Trường ĐH

Nông lâm TP.HCM. Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến của Cán

bộ quản lý, sinh viên, giảng viên tự đánh giá về hoạt động giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT.

- Thiết kế dự thảo phiếu khảo sát

+ Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy các môn học chuyên ngành của CTTT.

+ Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với chuyên gia để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố.

+ Phiếu dự thảo được gửi tới 05 giảng viên trong hai khoa Chăn nuôi Thú y và Công nghệ thực phẩm của Trường và một nhóm sinh viên CTTT để đánh giá về nội dung, mức độ rõ ràng của các câu hỏi và hướng dẫn trả lời của phiếu.

+ Phân tích các ý kiến đóng góp của các giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên, chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu để hoàn thiện lần cuối phiếu khảo sát và định dạng lại hình thức phiếu khảo sát để đưa vào thử nghiệm.

- Chọn mẫu khảo sát

Trong điều kiện thực tế, số lượng sinh viên năm thứ II, III, IV của mỗi lớp bắt đầu học các môn chuyên ngành của hai chương trình tiên tiến thuộc hai khoa Chăn nuôi Thú y và Công nghệ Thực phẩm không nhiều, trung bình 30 sinh viên/lớp, vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra tổng mẫu mà không tiến hành quy trình chọn mẫu. Số liệu điều tra chính thức về khách thể nghiên cứu được trình bày ở bảng sau:

40

Bảng 2.1: Cơ cấu khách thể nghiên cứu là sinh viên năm thứ II, III, IV đang theo học CTTT trong học kỳ 2 – năm học 2013-2014

TT Khoa Lớp Tổng

số

Giới tính Xếp loại tốt nghiệp

Nam Nữ Giỏi Khá TB.Kh TB 1 CNTY DH10TT 34 22 12 2 12 17 3 2 CNTY DH11TT 39 19 20 2 9 14 14 3 CNTY DH12TT 23 12 11 0 9 10 4 4 CNTP DH10TP 30 9 21 5 10 7 8 5 CNTP DH11TP 31 10 21 5 7 9 10 6 CNTP DH12TP 46 16 30 10 11 13 12 Tổng số 203 88 115 24 58 70 51

Bảng 2.2: Cơ cấu khách thể nghiên cứu là giảng viên tham gia giảng dạy CTTT trong học kỳ 2 – năm học 2013-2014

TT Khoa Tổng

số

Giới tính Số năm giảng dạy CTTT

Giảng viên Nam Nữ 1-2 năm 3-4 năm 5 năm trở lên

1 CNTY Nước ngoài 10 7 3 0 3 7

2 CNTY Trong nước 22 13 9 7 15 0

3 CNTP Nước ngoài 14 12 2 0 5 9

4 CNTP Trong nước 23 15 8 5 8 10

Tổng số 69 47 22 12 31 26

+ Đối tượng khảo sát bằng phiếu hỏi: Với tổng số lượng sinh viên năm thứ II, III và IV của hai chương trình tiên tiến là 203 sinh viên thì chúng tôi sẽ tiến hành phát mỗi sinh viên là 2 phiếu (1 phiếu đánh giá giảng viên nước ngoài và 1 phiếu đánh giá giảng viên trong nước). Như vậy, số lượng mẫu khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho sinh viên là 406 phiếu và 69 phiếu dành cho giảng viên tham gia giảng dạy trực tiếp các môn học chuyên ngành tự đánh giá.

+ Đối tượng phỏng vấn sâu: tại mỗi khoa của mỗi CTTT, chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên đại diện cho mỗi khóa từ năm II đến năm IV; 3 cán bộ quản lý và 5 giảng viên đại diện cho mỗi khoa. Như vậy, có 18 sinh viên, 6 cán bộ quản lý và 10 giảng viên được chọn làm đối tượng phỏng vấn sâu.

41

- Khảo sát thử nghiệm

Thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu và thử nghiệm phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để bổ sung và xác định tính chính xác của thông tin thu được qua phiếu hỏi. Việc thử nghiệm phiếu điều tra nhằm xác định sự phù hợp về nội dung và mức độ rõ ràng của các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Khảo sát thử nghiệm được thực hiện với 120 sinh viên đã được học các môn chuyên ngành (mỗi lớp chọn 20 sinh viên) và 40 giảng viên tham gia giảng dạy trực tiếp các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh (mỗi khoa chọn 20 giảng viên) về HĐGD của giảng viên, hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành của sinh viên theo học CTTT.

- Khảo sát chính thức

Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua việc lấy ý kiến từ phiếu điều tra. Theo chương trình đào tạo của CTTT thì môn Tiếng Anh, các môn học cơ bản và các môn học Khoa học Mác – Lênin, Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất giảng dạy bằng tiếng Việt sẽ được bố trí giảng dạy trong năm I, các môn học chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh sẽ được bố trí giảng dạy từ năm II trở đi. Do vậy, nghiên cứu sẽ thực hiện điều tra trên 203 sinh viên năm II, III, IV và 69 giảng viên tham giảng dạy các môn học chuyên ngành trong học kỳ 2, năm học 2013-2014 thuộc hai CTTT ngành Thú y và Khoa học - Công nghệ thực phẩm trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

Bảng 2.3: Thống kê số lượng phiếu điều tra sinh viên chính thức

TT Tên lớp Sỉ số Số phiếu phát ra Số phiếu thu về hợp lệ Tỉ lệ (%) 1 DH10TT 34 68 66 97.06 2 DH11TT 39 78 78 100.00 3 DH12TT 23 46 46 100.00 4 DH10TP 30 60 48 80.00 5 DH11TP 31 62 58 93.55 6 DH12TP 46 92 82 89.13 Tổng 203 406 378 93.10

42

Bảng 2.4: Thống kê số lượng phiếu điều tra giảng viên chính thức

TT Khoa Giảng viên Tổng

số

Số phiếu thu

về hợp lệ Tỉ lệ (%)

1 CNTY Nước ngoài 10 7 70.00

2 CNTY Trong nước 22 22 100.00

3 CNTP Nước ngoài 14 11 78.57

4 CNTP Trong nước 23 21 91.30

Tổng 69 61 88.41

Từ kết quả bảng trên cho thấy tổng số phiếu được tiến hành điều tra sinh viên chính thức đạt 93,1% và tổng số phiếu được tiến hành điều tra sinh viên chính thức đạt 88,41%, như vậy đủ điều kiện để tiến hành phân tích dữ liệu.

- Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập từ kết quả phiếu khảo sát được nhập vào Excel và phân tích số liệu bằng các phép tính thống kê mô tả và suy diễn như tính tỷ lệ phần trăm, tần số xuất hiện, tương quan, hồi quy giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra. Đồng thời Sử dụng phần mềm SPSS để xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi, so sánh sự khác biệt giữa các yếu tố. Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phần mềm QUEST để khẳng định lại độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự phù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc của phiếu.

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu 2.2.4. Thiết kế công cụ đo lường

Căn cứ vào mục đích của đề tài và câu hỏi nghiên cứu được đưa ra, chúng tôi thiết kế hai nhóm phiếu điều tra, khảo sát:

- Nhóm 1: Thiết kế hai mẫu phiếu hỏi phỏng vấn (một mẫu phiếu dành cho giảng viên, cán bộ quản lý chương trình; một mẫu phiếu dành cho sinh viên) gồm 10 câu hỏi mở nhằm xác định những ưu điểm - hạn chế của việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức chuyên ngành của sinh viên trong quá trình dạy học. Mẫu Phiếu bảng hỏi phỏng vấn cho nhóm này ở Phụ lục 2, trang 92.

43

- Nhóm 2: Tùy theo đối tượng khảo sát, mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo các tiêu chí đánh giá HĐGD kiến thức chuyên ngành của giảng viên chương

trình tiên tiến (Phụ lục 1, trang 89) với thang đánh giá 5 mức: rất tốt, tốt, khá, đạt,

chưa đạt (một mẫu phiếu dành cho giảng viên tự đánh giá, một mẫu phiếu dành cho sinh viên đánh giá) nhằm đánh giá thực trạng giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT tại trường ĐH Nông Lâm TP.HCM hiện nay, cụ thể ở

Phiếu khảo sát (Phụ lục 4, trang 100). Hai mẫu phiếu có nội dung cơ bản giống

nhau, đều là một bản liệt kê các HĐGD của giảng viên và nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên là đánh dấu () vào mức độ đạt được của những hoạt động mà giảng viên đã thực hiện.

Nội dung phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát bao gồm 3 phần:

Phần I: Thông tin về đối tượng khảo sát.

Phần II: Nội dung khảo sát, phần này gồm các nội dung tương ứng với Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy kiến thức chuyên ngành của giảng viên trong CTTT và được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá.

Phần III: Ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức chuyên ngành của sinh viên theo học CTTT và ý kiến đóng góp của đối tượng đánh giá về hoạt động giảng dạy các môn học chuyên ngành trong CTTT.

- Qui ước mức độ đạt được trong thang đánh giá Bảng 2.5: Mức đánh giá cho từng tiêu chí

Ký hiệu Mức đánh giá Tỉ lệ % 5 Rất tốt 81% - 100% 4 Tốt 61% - 80% 3 Khá 41% - 60% 2 Đạt 21% - 40% 1 Chưa đạt 1% - 20%

44

- Quy ước thang đánh giá cho mỗi câu hỏi

Bảng 2.6: Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng ở từng tiêu chí

Mức độ đáp ứng Điểm trung bình/câu (tiêu chí)

Rất tốt >= 4.00

Tốt 3.50 – 3.99

Khá 3.00 – 3.49

Đạt 2.50 – 2.99

Chưa đạt < 2.50

2.2.5. Đánh giá bộ công cụ đo lường

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá độ phù hợp của từng item (internal consistency methods) sử dụng mô hình Cronbach’s Coefficient Alpha để đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item với điểm của tổng các item còn lại của phép đo. Sau đó, chúng tôi sử dụng phần mềm QUEST để khẳng định lại kết quả.

- Theo tác giả Nunnaly (1994), các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

- Tác giả Hoàng Trọng (2008) cho rằng các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại.

- Tác giả Phạm Xuân Thanh (2011) chỉ rõ để dữ liệu phù hợp với mô hình RASCH trong Bài giảng Môn hình Rasch và Phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST (trang số 43 và 44): khi phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST giá trị

mean trong Summary of item Estimates phải bằng hoặc gần bằng 0,00; giá trị SD

phải bằng hoặc gần bằng 1,00. Giá trị mean trong Fit Statistics phải bằng hoặc gần bằng 1,00 và SD phải bằng hoặc xấp xỉ bằng 0,00.

2.2.5.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ đo thử nghiệm

Trong nghiên cứu này, tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy các môn học chuyên ngành của giảng viên trong CTTT gồm 40 câu (nội dung phần II, từ câu II.1.1 đến câu II.6.5 được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ); các câu hỏi khác (phần I và phần III) phục vụ cho đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và đến hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành

45

bằng tiếng Anh của sinh viên. Do đó, việc phân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng các phần mềm được thực hiện đối với 40 biến trên của phiếu khảo sát. Cụ thể, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để tính toán hệ số Cronbach Alpha cho toàn thang đo và giá trị Cronbach Alpha nếu như loại bỏ bớt một mục hỏi nào đó.

Từ kết quả thử nghiệm với 120 sinh viên đánh giá phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0 cho thấy hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,897. Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bất kỳ một biến nào đó dao động trong khoảng từ 0,892 đến 0,898. Như vậy có thể thấy, trong số 40 biến tiến hành khảo sát có những biến không đóng góp độ tin cậy cho phiếu khảo sát. Cần xem xét những biến không đóng góp vào độ tin cậy của thang đo để điều chỉnh hoặc loại bỏ ra khỏi phiếu khảo sát. Bảng phân

tích Crobach Alpha (chi tiết tại phụ lục 5, trang 109) cho thấy có 6 biến có hệ số

Cronbach’s Alpha < 0,3; cụ thể là các biến II.1.9 (0,215); II.1.10 (0,189); II.2.5 (0,249); II.3.4 (2,86); II.3.5 (0,217) và II.4.4 (0,294). Tuy nhiên, nhìn vào cột hệ số Alpha if Item Deleted thì chỉ có 3 biến II.1.9, II.I.10 và II.3.5 làm cho độ tin cậy của thang đo tăng lên khi loại bỏ các biến này đi. Cụ thể là khi loại bỏ 3 biến này độ tin cậy của thang đo sẽ là 0,898. Ba biến này làm giả độ tin cậy của thang đo nên cần loại bỏ ba biến này ra khỏi phiếu khảo sát. Ba biến còn lại là II.2.5, II.3.4 và II.4.4 tuy có hệ số Cronbach Alpha thấp nhưng chúng không làm hưởng đến độ tin cậy của thang đo nên chúng tôi giữ 3 biến này lại. Kết quả phân tích Cronbach Alpha sau khi loại bỏ 3 biến II.1.9, II.I.10 và II.3.5 cho kết quả cronbach Alpha bằng 0,903.

Như vậy, phiếu khảo sát có độ tin cậy cao, đồng thời hệ số tương quan của mỗi câu hỏi đối với toàn bộ các câu hỏi còn lại đạt giá trị khá tốt. Có 33/40 câu hỏi có hệ số tương quan đạt giá trị từ 0,308 đến 0,564. Điều đó chứng tỏ đa số các câu hỏi có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo, tức là các câu hỏi này đều có chất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)