Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Bối cảnh và địa bàn nghiên cứu

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tiền thân là trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc được thành lập từ năm 1955 theo nghị định số 112/BCN/NĐ của chính quyền Sài Gòn ngày 19/11/1955. Trong chặng đường gần 55 năm phát triển, Trường đã được mang nhiều tên gọi khác nhau: Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1963), Trung tâm Quốc Gia Nông Nghiệp Sài Gòn (1968), Học viện Quốc Gia Nông nghiệp Sài Gòn (1972), Đại học Nông nghiệp thuộc Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức (1974), Đại học Nông Nghiệp 4 (1976) và nay là Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Dù được gọi với tên nào thì Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vẫn luôn là một trung tâm đào tạo cán bộ khoa học trọng điểm ở khu vực phía Nam và cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, khoa học công nghệ.

Hoạt động đào tạo

Với mục tiêu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực đa dạng của thị trường lao động, Trường đã triển khai nhiều loại hình và phương thức đào tạo phong phú, đa dạng từ hệ chính quy tập trung đến liên thông và hệ vừa làm vừa học. Trường có 53 ngành/chuyên ngành đào tạo bậc đại học và 10 ngành/chuyên ngành đào tạo hệ cao đẳng và liên thông đại học. Tổng số sinh viên cao đẳng, đại học của Trường trong năm học 2012-2013 là 21.571 sinh viên. Ngoài ra, trong năm học 2012 -2013, trường đào tạo 13 chuyên ngành trình độ thạc sĩ với 1.470 học viên, 07 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với 37 nghiên cứu sinh.

Quy mô tuyển sinh và đào tạo của trường tương đối cao về số lượng đầu vào đối với hầu hết các ngành/chuyên ngành đào tạo ở tất cả các bậc đào tạo. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường là 52.566, năm 2013 là 47.779 và năm 2014 là 36.746. Khóa 2013 đã làm thủ tục nhập học tại trường bậc cao học là 327 học viên, bậc đâị học-cao đẳng là 6.766 sinh viên. Tỉ lệ học viên sau đại học/đại học cao đẳng nhập học năm 2013 là 4,83%.

36

Năm 2008, trường bắt đầu đào tạo 28 sinh viên khóa đầu tiên của Chương trình tiên tiến ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm. Năm 2010, trường đào tạo thêm Chương trình tiên tiến ngành Thú y với 40 sinh viên. Hiện nay, số lượng sinh viên đã và đang theo học CTTT là 338 sinh viên. Ngoài ra, Trường cũng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài (Đại học Newcastle, Úc và Đại học Van Hall Larenstein – Hà Lan) theo mô hình 1,5+1,5 các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường và Quản lý môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ; liên kết đào tạo 2+2 ngành thương mại (gồm 3 chuyên ngành) và ngành Kinh doanh (gồm 7 chuyên ngành), ngành Quản lý và kinh doanh nông nghiệp (gồm 2 chuyên ngành).

Đội ngũ cán bộ

Xây dựng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy được xem là nhiệm vụ then chốt đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Nhà trường đang tập trung các chính sách cụ thể cho chiến lược phát triển nhân lực của nhà trường giai đoạn 2010-2015 và tần nhìn đến năm 2020 nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy có nhiều cơ hội tiếp cận và nhận các học bổng sau đại học trong và ngoài nước. Tính đến tháng 5/2013, nguồn nhân lực cơ hữu, trực tiếp tham gia giảng dạy của trường là 570 giảng viên, trong đó có: 115 tiến sĩ, 286 thạc sĩ và 169 giảng viên có trình độ đại học, số nhà giáo đạt trình độ sau đại học chiếm 70,35% giảng viên. So với năm học 2011-2012, tăng trưởng nguồn nhân lực nhà giáo của trường ở năm học 2012-2013 là 4,67%, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy trong thời kỳ mới.

Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Trường rất chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộ và sinh viên. Đây được xem là những hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và vị trí của nhà trường. Năm học 2011-2012, trường đã triển khai 01 chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ, 01 Dự án Tăng cường năng lực nghiên cứu, 01 Dự án đầu tư chiều sâu, 04 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài hợp tác song phương, 34 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và 45 đề tài nghiên cứu khoa học

37

cấp sinh viên. Nhiều đề tài đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong trường đề xuất và thực hiện phần lớn xuất phát từ nhu cầu phục vụ giảng dạy và thực tế của địa phương. Do đó khi nghiên cứu thành công thường có giá trị thực tiễn cao và nhiều công trình đã nhanh chóng được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất, chuyển giao cho các địa phương trong nước và nước ngoài, nhiều đề tài đã được giải thưởng các cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)