Kết quả đánh giá về chất lượng của việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1.Kết quả đánh giá về chất lượng của việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành

hoàn toàn bằng tiếng Anh của CTTT theo đánh giá chung của sinh viên và giảng viên tự đánh giá

Xác định tính phân phối chuẩn của mẫu cho biến này bằng việc sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirno. Với mức ý nghĩa bằng 0,000 của kiểm định Kolmogorov-Smirno cho thấy mẫu trong biến này không phân phối chuẩn. Do đó tác giả sử dụng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để so sánh kết quả mức độ đánh giá chung của chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT giữa hai đối tượng đánh giá là sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên tự đánh giá. Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis giữa hai đối tượng đánh giá là sinh viên và giảng viên có chỉ số Asymp. Sig. = 0,00 < 0,05, điều này cho thấy mức độ đánh giá chung về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT giữa sinh viên đánh giá và giảng viên tự đánh giá có sự

khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (phụ lục 9, trang 115).

Bảng 3.1: Phân bố mức độ đánh giá của SV và GV theo đánh giá chung

Mức đánh giá SV đánh giá GV GV tự đánh giá

1 8 0 2 79 6 3 163 18 4 105 20 5 22 17 Missing 1 0 Tổng 378 61

Từ kết quả thống kê, chúng ta có thể thấy điểm đánh giá trung bình về chất lượng hoạt động giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh của CTTT của sinh viên

52

chỉ ở mức độ khá (với Mean = 3,14), cụ thể đánh giá ở mức 1- chưa đạt có 8/378 sinh viên (chiếm 2,12%), ở mức 2- đạt có 79/378 sinh viên (chiếm 20,9%), ở mức 3 - khá có 163/378 sinh viên (chiếm 43,12%), ở mức 4 - tốt có 105/378 sinh viên (chiếm 27,78%), ở mức 5 - rất tốt có 22/378 sinh viên (chiếm 5,82%), nhưng mức

độ tự đánh giá của giảng viên là mức độ tốt (với Mean = 3,79), cụ thể đánh giá ở

mức 1- chưa đạt không có, ở mức 2 - đạt có 6/61 giảng viên (chiếm 9,84%), ở mức 3- khá có 18/61 giảng viên (chiếm 29,51%), ở mức 4 - tốt có 20/61 giảng viên (chiếm 32,79%), ở mức 5- rất tốt có 17/61 giảng viên (chiếm 27,87%). Điều này chứng tỏ, với đối tượng đánh giá là sinh viên – người nhận được kết quả giảng dạy đánh giá có phần khách quan và đúng thực tế hơn so với giảng viên tự đánh giá.

Hình 3.1: Sơ đồ phân bố kết quả đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh của CTTT do GV và SV đánh giá theo đánh giá chung

Kiểm định Kruskal-Wallis giữa hai khoa Chăn nuôi thú y (CNTY) và Công nghệ thực phẩm (CNTP) có chỉ số Asymp. Sig. = 0,689 >0,05 và giữa hai đối tượng được đánh giá (giảng viên nước ngoài, giảng viên trong nước) có chỉ số Asymp. Sig. = 0,572 >0,05, do đó có thể kết luận: Mức độ đánh giá chung về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành của CTTT giữa hai khoa (CNTY, CNTP) và giữa hai đối tượng được đánh giá (giảng viên nước ngoài, giảng viên trong nước) là không có sự khác biệt. Đồng thời chúng tôi cũng kiểm tra sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình giữa sinh viên nam và sinh viên nữ; giữa sinh viên năm thứ II, III và IV bằng kiểm định Kruskal-Wallis cũng cho ra kết quả về điểm đánh giá trung bình

53

chung của sinh viên nam và sinh viên nữ (chỉ số Asymp. Sig. = 0,767 >0,05) và giữa sinh viên năm thứ II, III và IV (chỉ số Asymp. Sig. = 0,157 >0,05) không có sự

khác biệt về mặt thống kê (phụ lục 9, trang 115).

Như vậy, theo bảng quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng (Bảng 2.6) thì nhìn chung mức độ đạt được của giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM theo kết quả đánh giá

chung ở mức độ khá điểm trung bình chung là 3,23.

3.1.2. Kết quả đánh giá về chất lượng của việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh của CTTT theo các tiêu chí đánh giá hoàn toàn bằng tiếng Anh của CTTT theo các tiêu chí đánh giá

Xác định tính phân phối chuẩn của mẫu cho tổng các biến này bằng việc sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirno và bằng thủ tục frequency. Với mức ý nghĩa bằng 0,554 >0,1 của kiểm định Kolmogorov-Smirno và độ xiên Skewness bằng 0,031 (độ xiên dao động từ -1 đến +1) cho thấy tổng các biến trong mẫu này có phân phối chuẩn. Do đó tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai One- way ANVOVA để so sánh kết quả mức độ đánh giá về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành của CTTT ở từng tiêu chí giữa hai đối tượng đánh giá là sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên tự đánh giá.

Hình 3.2: Sự phân phối của mẫu trong các tiêu chí đánh giá

Từ kết quả phân tích số liệu, chúng tôi tổng hợp thành Bảng So sánh kết quả điểm đánh giá trung bình của sinh viên và giảng viên đánh giá theo từng tiêu chí (Bảng 3.2) cho thấy:

54

(a) Đối với khách thể đánh giá là sinh viên

- Điểm đánh giá trung bình của khách thể là sinh viên đánh giá giảng viên

theo các tiêu chí cao nhất là 4.12 (ở tiêu chí 1.6 – Giảng viên thể hiện sự cởi mở, thân thiện trong giao tiếp bằng tiếng Anh với sinh viên) và thấp nhất là 2,72 (ở tiêu chí 5.5 – Giảng viên có tổ chức các hoạt động cụ thể khác như tham quan, khảo sát, các hội thảo, hội nghị,... trong và ngoài nước để sinh viên giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm học tập). Không có tiêu chí đạt dưới 2,5 điểm, có 3/37 tiêu chí

ở mức điểm đạt (tiêu chí 2.5; 3.3 và tiêu chí 5.5), 21/37 tiêu chí ở mức điểm khá (tiêu chí 1.1; 1.5; 1.7; 2.2; 2.3; 3.1; 3.2; 3.4; 4.1; 4.2; 4.3; 4.5; 5.2; 5.3; 5.4; 5.8; 5.9; 6.1; 6.2; 6.3 và 6.4), 10/37 tiêu chí ở mức điểm tốt (tiêu chí 1.3; 1.4; 1.8; 2.1; 2.4; 4.4; 5.1; 5.7; 5.10 và 6.5) và 3/37 tiêu chí ở mức điểm rất tốt (tiêu chí 1.2; 1.6 và tiêu chí 5.6).

- Xét điểm trung bình đạt được ở 3 lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy, ở lĩnh lực 1

– Phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng có 3/8 tiêu chí đạt ở mức khá (chiếm

37,5%), 3/8 tiêu chí đạt ở mức tốt (chiếm 37,5%) và 2/8 tiêu chí đạt ở mức rất tốt

(chiếm 25%). Ở lĩnh vực 2 – Kiến thức, có 1/5 tiêu chí chí đạt ở mức đạt (chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20%), 2/5 tiêu chí đạt ở mức khá (chiếm 40%) và 2/5 tiêu chí đạt ở mức tốt (chiếm

40%). Ở lĩnh vực 3 – Kỹ năng sư phạm, có 2/24 tiêu chí chí đạt ở mức đạt (chiếm

8,33%), 16/24 tiêu chí đạt ở mức khá (chiếm 66,67%) và 5/24 tiêu chí đạt ở mức tốt (chiếm 20,83%) và 1/24 tiêu chí đạt ở mức rất tốt (chiếm 4,17%).

Như vậy, xét điểm trung bình ở từng tiêu chí và ở từng lĩnh vực thì điểm trung bình đạt được về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh của giảng viên CTTT Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM do sinh viên đánh giá đa số đạt ở mức khá.

(b) Đối với khách thể đánh giá là giảng viên

- Điểm đánh giá trung bình của khách thể là giảng viên tự đánh giá theo các

tiêu chí cao nhất là 4,20 (ở tiêu chí 1.6 – Giảng viên thể hiện sự cởi mở, thân thiện trong giao tiếp bằng tiếng Anh với sinh viên) và thấp nhất là 3,48 (ở tiêu chí 2.5 – Giảng viên giảng dạy tại nhiều trường trong và ngoài nước). Không có tiêu chí đạt

55

dưới 3,00 điểm, có 1/37 tiêu chí ở mức điểm khá (tiêu chí 2.5), 8/37 tiêu chí ở mức điểm rất tốt (tiêu chí 1.6; 1.8; 2.1; 4.4; 4.5; 5.1; 6.2 và 6.5) và 28/37 tiêu chí còn lại ở mức điểm tốt.

- Xét điểm trung bình đạt được ở 3 lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy, ở lĩnh lực 1

– Phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng có 6/8 tiêu chí đạt ở mức tốt (chiếm 75%) và 2/8 tiêu chí đạt ở mức rất tốt (chiếm 25%). Ở lĩnh vực 2 – Kiến thức, có 1/5 tiêu

chí chí đạt ở mức khá (chiếm 20%), 3/5 tiêu chí đạt ở mức tốt (chiếm 60%) và 1/5

tiêu chí chí đạt ở mức rất tốt (chiếm 20%). Ở lĩnh vực 3 – Kỹ năng sư phạm, có

19/24 tiêu chí đạt ở mức tốt (chiếm 79,17%) và 5/24 tiêu chí đạt ở mức rất tốt (chiếm 20,83%).

Như vậy, xét điểm trung bình ở từng tiêu chí và ở từng lĩnh vực thì điểm trung bình đạt được về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh của giảng viên CTTT Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM do giảng viên tự đánh giá đa số đạt ở mức tốt.

(c) So sánh sự khác biệt giữa nhóm sinh viên đánh giá và giảng viên tự đánh giá

- So sánh sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình giữa hai nhóm sinh viên đánh giá và giảng viên tự đánh giá theo từng tiêu chí bằng phương pháp phân tích phương sai One-way ANOVA cho kết quả là có 12/37 tiêu chí (chiếm 32,43%) không có sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình giữa 2 nhóm và 25/37 tiêu chí (chiếm 67,57%) còn lại có sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình giữa 2 nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình giữa 2 nhóm này là nhóm sinh viên đánh giá mức độ đạt được của đa số các tiêu chí là mức độ khá (chiếm 56,76%) trong khi đó nhóm giảng viên tự đánh giá mức độ đạt được của đa số các tiêu chí ở mức độ cao hơn là mức độ tốt (75,68%) (chi tiết tham khảo ở bảng 3.2) .

56

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả so sánh điểm đánh giá trung bình của sinh viên và giảng viên đánh giá theo từng tiêu chí

Tiêu chí Mean Sig. Levene Statistic Sig. ANOVA Tiêu chí Mean Sig. Levene Statistic Sig. ANOVA SV GV SV GV 1.1 3.42 3.80 0.024 0.034 4.3 3.25 3.84 0.005 0.001 1.2 4.05 3.95 0.524 0.468 4.4 3.77 4.00 0.001 0.126 1.3 3.58 3.87 0.226 0.035 4.5 3.49 4.03 0.000 0.001 1.4 3.68 3.98 0.299 0.062 5.1 3.57 4.11 0.000 0.001 1.5 3.47 3.85 0.000 0.022 5.2 3.31 3.98 0.000 0.000 1.6 4.12 4.20 0.442 0.549 5.3 3.25 3.74 0.091 0.001 1.7 3.03 3.64 0.457 0.000 5.4 3.18 3.82 0.000 0.001 1.8 3.55 4.07 0.836 0.000 5.5 2.72 3.74 0.000 0.000 2.1 3.93 4.00 0.707 0.641 5.6 4.04 3.98 0.153 0.716 2.2 3.32 3.59 0.531 0.047 5.7 3.70 3.66 0.210 0.804 2.3 3.08 3.67 0.496 0.000 5.8 3.42 3.59 0.292 0.340 2.4 3.98 3.82 0.392 0.231 5.9 3.46 3.92 0.009 0.008 2.5 2.76 3.48 0.133 0.000 5.10 3.68 3.79 0.014 0.527 3.1 3.42 3.72 0.604 0.065 6.1 3.21 3.80 0.004 0.001 3.2 3.33 3.77 0.592 0.004 6.2 3.24 4.02 0.000 0.000 3.3 2.91 3.84 0.723 0.000 6.3 3.36 3.75 0.019 0.014 3.4 3.26 3.70 0.973 0.008 6.4 3.21 3.89 0.001 0.000 4.1 3.45 3.72 0.695 0.053 6.5 3.75 4.05 0.001 0.035 4.2 3.17 3.70 0.694 0.000

- Xét ở 3 lĩnh vực đánh giá thì các tiêu chí có sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình giữa 2 nhóm đánh giá đều chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể, ở lĩnh vực 1 – Phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng có 5/8 tiêu chí có điểm đánh giá khác nhau (chiếm 62,5%), lĩnh vực 2 – Kiến thức có 3/5 tiêu chí có điểm đánh giá khác nhau (chiếm 60%) và ở lĩnh vực 3 – Kỹ năng sư phạm có 17/24 tiêu chí có điểm đánh giá khác nhau (chiếm 70,83%). Đặc biệt, ở mục 6 – Các tiêu chí đánh giá về phương pháp kiểm tra đánh giá thì sự khác biệt nằm ở tất cả các tiêu chí trong mục này. Điều này thể hiện sự nhìn nhận khách quan và chủ quan của mỗi đối tượng đánh giá về nội dung đánh giá này.

57

SV đánh giá GV GV tự đánh giá

Hình 3.3: Sơ đồ phân bố mức độ đạt được của các tiêu chí ở 3 lĩnh vực của 2 nhóm đánh giá là SV đánh giá và GV tự đánh giá

Như vậy, kết quả đánh giá về điểm trung bình về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh của giảng viên CTTT Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm đánh giá ở từng tiêu chí và ở từng lĩnh vực đều trùng khớp với kết quả so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm đánh giá ở mục đánh giá chung. Có sự khác nhau trong cách đánh giá giữa hai nhóm đối tượng là sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên tự đánh giá có khả năng do yếu tố chủ quan chi phối, quan điểm của từng đối tượng khác nhau do cách hình thành thang đánh giá khác nhau. Đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố kinh nghiệm đánh giá, vị trí, cách nhìn nhận của mỗi đối tượng và đối tượng được đánh giá,…

Bảng 3.3: Điểm đánh giá trung bình theo từng lĩnh vực đánh giá

Đối tượng ĐG Lĩnh vực 1 Lĩnh vực 2 Lĩnh vực 3 KHGD NDGD PPGD KTĐG Trung bình SV 3.61 3.42 3.23 3.43 3.43 3.35 3.38 GV 3.92 3.71 3.76 3.86 3.83 3.90 3.84 Trung bình 3.65 3.46 3.30 3.49 3.48 3.43 3.44

Dựa vào bảng tổng hợp điểm đánh giá trung bình của sinh viên và giảng viên đánh giá theo từng lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy điểm đạt được trung bình của giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành của hai CTTT trong học kỳ 2 năm học ở lĩnh vực 1- Phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng > Lĩnh vực 2 – Kiến thức >

58

Lĩnh vực 3 – Kỹ năng sư phạm. Điều này cho thấy ưu điểm của giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành của hai CTTT Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vẫn là Phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng tốt thể hiện ở sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, cởi mở, thân thiện, quan tâm và tận tình hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, điểm yếu về kỹ năng sư phạm trong giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng được thể hiện rõ, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Đây cũng là điểm mấu chốt giúp giảng viên nhìn nhận điểm yếu nhằm cải thiện kỹ năng giảng dạy hiện tại, học tập và trao dồi kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh hơn nữa với giảng viên trường đối tác cũng như giảng viên ở các trường tiên tiến trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61)