Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kiến thức chuyên ngành bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kiến thức chuyên ngành bằng

bằng tiếng Anh trong CTTT.

Từ những hạn chế của việc dạy học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nêu trên và qua ý kiến đóng góp từ cuộc phỏng vấn của sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý CTTT cùng với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của sinh viên, chúng tôi đưa ra một số đề xuất về những biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh

trong CTTT như sau:

Thứ nhất, Nhà trường chú trọng tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ và chuyên

môn nghiệp vụ cũng như phương pháp giảng dạy mới cho giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, trợ giảng bằng việc thúc đẩy nhanh công tác cử giảng viên và cán bộ quản lý đi tập huấn ở trường đối tác, hỗ trợ kinh phí, tìm học bổng cho giảng viên, tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị, giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại trường, giữa các trường trong nước có đào tạo CTTT hoặc phối hợp với trường đối tác đẩy mạnh nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức tại nước ngoài cũng như khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn tại Việt Nam.

Thứ hai, Ban quản lý CTTT phối hợp với trường đối tác sắp xếp lịch giảng

hợp lý, bố trí lịch thực hành xen kẽ hoặc ngay sau khi kết thúc giờ học lý thuyết để sinh viên có thể hiểu sâu nhớ lâu kiến thức bằng việc thực hành. Thông báo cũng như gửi tài liệu giảng dạy sớm cho sinh viên tìm hiểu và chuẩn bị trước. Đồng thời, liên hệ và mời những giảng viên từ trường đối tác, giảng viên bản ngữ sang giảng dạy và bố trí thêm nguồn trợ giảng phân công cho mỗi môn học, hạn chế mời những

78

giảng viên từ các trường ở các nước Đông Nam Á và các nước khác để giúp sinh viên có thể theo kịp bài giảng đồng thời cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh chuẩn cho sinh viên.

Thứ ba, nhà trường nên siết chặt công tác quản lý chuẩn đầu vào tiếng Anh

cho sinh viên CTTT, tổ chức các lớp học tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành phụ đạo cho những sinh viên có trình độ tiếng Anh chưa đủ để theo kịp bài giảng. Đối với sinh viên năm thứ hai nên tổ chức thêm những buổi học củng cố kiến thức bằng tiếng Anh/tiếng Việt hoặc kết hợp dạy song ngữ nhằm tránh việc tạo lỗ hỏng kiến thức ngay từ ban đầu cho sinh viên.

Thứ tư, giảng viên, đặc biệt là giảng viên nước ngoài cần có những buổi gặp

gỡ, trao đổi với sinh viên trước để hiểu, nắm bắt được trình độ kiến thức, khả năng tiếp thu bằng tiếng Anh cũng như khó khăn, vướng mắc, hạn chế của sinh viên để có thể xác định rõ những kiến thức và kỹ năng cần thiết bổ sung cho sinh viên trong quá trình giảng dạy. Đồng thời, giảng viên cần chú trọng phương pháp giảng dạy đặt câu hỏi, thảo luận nhóm kích thích sinh viên tư duy, tự khám phá, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và hệ thống lại những kiến thức cơ bản và trọng tâm cần nắm cho sinh viên sau khi kết thúc môn học. Để nâng cao hiệu quả tiết kiệm kinh phí và giảm áp lực cho sinh viên, Ban quản lý CTTT cần chủ động lập kế hoạch, phát huy vai trò các trợ giảng, thiết lập hệ thống học tập, trao đổi thông tin qua mạng với trường đối tác.

Thứ năm, nhà trường đầu tư trang bị, cải tiến cơ sở vật chất phục vụ giảng

dạy CTTT: phòng học, phòng thí nghiệm chuyên đề, phòng thí nghiệm, phòng học nhóm, nâng cấp đường truyền hệ thống mạng, thư viện điện tử. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác phiên dịch giáo trình tiếng Anh sang tiếng Việt, giới thiệu thêm những tài liệu, sách bằng tiếng Việt liên quan đên môn học để sinh viên có thể tự học khi không theo kịp bài giảng bằng tiếng Anh và tìm hiểu trước nội dung để có thể hiểu sâu hơn khi được giảng lại bằng tiếng Anh trên lớp.

79

Kết luận Chương 3

Trong chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng cũng như chất lượng của của giảng dạy kiến thức các môn học chuyên ngành của giảng viên trong CTTT tại trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trên cơ sở kết quả phân tích các dữ liệu thu được có thể đưa ra một số kết luận về chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành trong hai CTTT của giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM ở học kỳ 2 năm học 2013-2014 theo kết quả đánh giá chung và đánh giá theo từng lĩnh vực nhìn chung ở mức khá. Điểm mạnh của giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành của hai CTTT Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM là thể hiện ở sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, cởi mở, thân thiện, quan tâm và tận tình hướng dẫn sinh viên học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, điểm yếu thể hiện ở kỹ năng lập kế hoạch giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá còn hạn chế. Chúng tôi thấy có sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các đối tượng đánh giá là sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên tự đánh giá, giữa các sinh viên có kết quả học tập khác nhau và tỉ lệ sinh viên tham gia đầy đủ hay không trên lớp. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhiều nhất đến hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của sinh viên CTTT đó là Khả năng nghe, đọc hiểu, viết, nói về chuyên môn cúa sinh viên và Phương pháp giảng dạy của giảng viên, chúng tôi cũng đưa ra một số ưu điểm và hạn chế cùng với những giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

80

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 87)