Ưu điểm của việc dạy học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Ưu điểm của việc dạy học kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của CTTT

CTTT tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Thứ nhất, giảng viên, trợ giảng phụ trách giảng dạy kiến thức chuyên ngành

trong CTTT của trường 100% có trình độ thạc sĩ trở lên, 92,5% giảng viên tốt nghiệp từ các trường nước ngoài, được chọn từ những giảng viên giỏi,có kinh nghiệm giảng dạy. Đa số các môn học chuyên ngành đều do các giảng viên của trường đối tác phụ trách giảng dạy. Do vậy, giảng viên giảng dạy kiến thức chuyên

72

ngành trong CTTT đều có năng lực chuyên môn cao, năng lực nghiên cứu khoa học và trình độ tiếng Anh để hướng dẫn và giảng dạy. Đồng thời, hàng năm giảng viên được nhà trường tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy tiên tiến từ các trường đối tác. 100% giảng viên sử dụng tốt các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy, có tâm huyết và có ý thức trách nhiệm cao với công việc. Theo kết quả khảo sát, kết quả phỏng vấn sâu và trao đổi với sinh viên, cán bộ quản lý CTTT, 100% ý kiến nhận định giảng viên có chuyên môn cao, nhiệt tình giảng dạy bằng tiếng anh, thân thiện với sinh viên và có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy.

Thứ hai, giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy lấy “sinh viên làm trung

tâm”, sử dụng các trang thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng vào việc giảng dạy. Áp dụng phương pháp đánh giá hiện đại trong quá trình học, kiểm tra và thi kết thúc môn học; tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên, sử dụng phiếu đánh giá môn học và giảng viên nhằm phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót để đưa ra nhiều biện pháp cải thiện nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên môn hơn nữa. Theo kết quả phỏng vấn của sinh viên, đa số sinh viên 67,5% đánh giá bài giảng của giảng viên đa dạng sinh động, tài liệu, nội dung bài giảng cô đọng, dễ hiểu. giảng viên trong nước giảng dạy rất tốt, luôn cố gắng sử dụng tiếng Anh khi dạy, nói tiếng Anh dễ nghe và cố gắng cho sinh viên hiểu cặn kẽ, hướng dẫn tận tình nên khả năng tiếp thu bài giảng nhanh hơn so với giảng viên nước ngoài. Nguyên nhân này có lẽ do sự tương đồng về ngôn ngữ của giảng viên trong nước và sinh viên CTTT, mặc khác sinh viên CTTT học cùng một lớp, cùng ngôn ngữ và trình độ nên dễ truyền đạt và trao dồi kiến thức. Việc giảng viên có thể giảng giải lại bằng tiếng Việt trong trường hợp sinh viên không thể hiểu rõ bằng tiếng Anh, đặc biệt đối với một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành khó hiểu hay một số kiến thức và công nghệ tiên tiến không phù hợp với việc ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam là một lợi thế cho việc giảng viên trong nước truyền đạt kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh cho sinh viên CTTT hiệu quả hơn. Giảng viên nước ngoài luôn cởi mở, thân thiện, có nhiều

73

phương pháp giảng dạy mới, đặt câu hỏi, kích thích sinh viên tư duy và sáng tạo trong học tập và trong nghiên cứu.

Thứ ba, 100% cán bộ quản lý đào tạo và các cố vấn học tập CTTT được đào

tạo và bồi dưỡng chuyên môn tại trường đối tác nên có đủ năng lực, nghiệp vụ quản lý theo phương thức mới; sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý đào tạo, quản lý sinh viên; hỗ trợ và tư vấn tốt cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong và lối sống.

Thứ tư, 100% sinh viên và giảng viên được phỏng vấn xác định sinh viên

được dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong CTTT, được nghe giảng bằng tiếng Anh của người bản xứ, ngoài lợi ích là có nhiều cơ hội, môi trường thuận lợi để thực hành kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, hiểu biết thêm nhiều vốn từ tiếng Anh chuyên ngành, giúp sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài, sinh viên còn được tiếp xúc và được đi thực tập nhiều ở trong và ngoài nước là điều kiện rất tốt giúp sinh viên ứng dụng kiến thức giảng dạy vào thực tiễn, tiếp xúc với nhiều kiến thức mới và công nghệ mới từ các chuyên gia nước ngoài giúp nâng cao các kĩ năng thực hành, thực tập,kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hoặc báo cáo, thuyết trình và khả năng tư duy trong nghiên cứu.

Thứ năm, cơ sở vật chất phục vụ cho CTTT tốt, hiện đại. Giáo trình và các

tài liệu phục vụ giảng dạy CTTT là các giáo trình và tài liệu đang được sử dụng cho chương trình gốc của trường đối tác, phong phú và có chất lượng tốt tạo điều kiện cho sinh viên tự nghiên cứu, học hỏi kiến thức chuyên sâu, bổ ích. Đồng thời, nhà trường phối hợp với các trường đối tác nước ngoài đầu tư xây dựng các chuỗi phòng thí nghiệm chuyên ngành và xây dựng các nhóm, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, nhằm: giải mã công nghệ và tri thức nước ngoài; phổ biến và ứng dụng nhanh các tri thức và công nghệ mới. Đây là điều kiện tốt giúp sinh viên có môi trường học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn tốt hơn.

Thứ sáu, chương trình tiên tiến được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với nhà

trường tạo ra những cơ chế ưu tiên, khuyến khích và động lực để các giảng viên và sinh viên trong CTTT tích cực trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

74

nghệ; được ưu tiên chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ trọng điểm. Sinh viên theo học CTTT được tham gia nghiên cứu khoa học theo nhóm nghiên cứu do các giảng viên hướng dẫn nhằm hình thành tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu trong quá trình học tập. Chính nhờ vào sự ưu tiên, khuyến khích này, sinh viên và giảng viên có rất nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, nhà trường phối hợp với các trường đối tác tổ chức những hoạt động bồi dưỡng và tập huấn cho giảng viên và cán bộ quản lý Việt Nam; cử giảng viên của trường đối tác tham gia giảng dạy CTTT tại Việt Nam; trao đổi giảng viên và sinh viên giữa hai trường; hợp tác nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo khoa học; đào tạo nâng cao sau tốt nghiệp; kiểm định chương trình đào tạo và các hoạt động cụ thể khác nhằm hỗ trợ cho quá trình đào tạo như: các hoạt động nghiên cứu khoa học; tham quan, khảo sát; tổ chức các hội thảo, hội nghị để giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm,... để tạo mối quan hệ liên ngành, liên khu vực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu luôn thay đổi của xã hội. Do vậy, giảng viên có thể tiếp nhận kiến thức, công nghệ, phương pháp giảng dạy mới, nâng cao trình độ tiếng Anh, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm. sinh viên có thể nâng cao kiến thức chuyên ngành và kỹ năng giao tiếp cần thiết ngoài lớp học. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp xúc với môi trường học tập, làm việc quốc tế giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập nâng cao và làm việc sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 81)