Một số phương thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Một số phương thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên

Hiện nay, cũng giống như nhiều nước trên thế giới, các cơ sở giáo dục thường áp dụng một số phương thức sau để đánh giá HĐGD của giảng viên: Giảng viên tự đánh giá; Đánh giá đồng nghiệp; Đánh giá của sinh viên; Đánh giá của các nhà quản lý giáo dục; Đánh giá qua hồ sơ giảng dạy; Quan sát tổ trưởng chuyên môn; Đánh giá của các chuyên gia đánh giá ngoài.

Theo L.Dee Fink (1999), để đánh giá chính xác hoạt động giảng dạy cần phối hợp các nguồn thông tin đánh giá khác nhau: tự giám sát, tự đánh giá của giảng viên; sử dụng băng hình, ghi âm; các nguồn thông tin từ sinh viên; Kết quả học tập của sinh viên; và thông qua các quan sát viên bên ngoài. Theo Braskamp và Ory (1994) định nghĩa các hoạt động giảng dạy bao gồm: truyền đạt kiến thức, tư vấn hướng dẫn cho sinh viên và học viên, hướng dẫn các nghiên cứu về giảng dạy, đánh giá đồng nghiệp, tiến hành các hoạt động học tập và phát triển chuyên môn. Tuy nhiên, ở mỗi đơn vị cụ thể không nhất thiết phải áp dụng đồng bộ các phương thức trên để đánh giá HĐGD của giảng viên. Để đạt hiệu quả đánh giá và kết quả đánh giá có tính khách quan cao, người đánh giá hoặc đơn vị tổ chức đánh giá cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương thức đánh giá cụ thể. Do đó, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến phương thức đánh giá HĐGD của giảng viên thông qua giảng viên tự đánh giá, đánh giá của sinh viên và đánh giá của đồng nghiệp.

30  Phương thức giảng viên tự đánh giá

Phương thức tiêu biểu trong đánh giá HĐGD chính là giảng viên tự đánh giá (GVTĐG), giảng viên ước lượng và đánh giá bản thân dựa trên một bản định nghĩa rõ ràng về các dạng năng lực hoặc một số đặc điểm ở khía cạnh nào đó (Adonis và Jonathan, 2010). Nhundu (1999) lập luận rằng tự đánh giá có tiềm năng lớn nhất trong việc tạo ra thay đổi đối với thực tiễn giảng dạy vì phương thức này tạo cơ hội hiếm có cho các giảng viên tự phản ánh lại hoạt động dạy học của mình và tự sửa đổi cho phù hợp. Rose và Bruce (2005) đề xuất một mô hình tự đánh giá bao gồm ba bước: đầu tiên, giảng viên tự tiến hành quan sát, tập trung vào khía cạnh giảng dạy phù hợp với các tiêu chuẩn thành công theo chủ quan; kế tiếp, giảng viên tự thực hiện đánh giá trong đó họ xác định nhìn chung họ dạy tốt đến mức nào và những mục tiêu cụ thể nào họ đã đạt được.

Ưu điểm của giảng viên tự đánh giá

Giảng viên có thể thu nhận được thông tin ngay và có thể điều chỉnh HĐGD của mình ngay lập tức. Các thông tin này được tạo ra một cách tự động và rất có ý nghĩa đối với giảng viên, bởi chính họ là người tạo ra những thông tin đó. Chính giảng viên chứ không phải ai khác quan sát diễn biến lớp học và nhận xét. Điều này không có nghĩa là giảng viên luôn biết lý do vì sao giờ học lại diễn ra như vậy hoặc phải làm gì nếu giờ học không diễn ra như mong đợi, nhưng giảng viên cảm nhận được diễn biến của giờ học (Fink, 1999).

Hạn chế của giảng viên tự đánh giá

Tính chất “tự” hay “do bản thân” đánh giá của phương thức này vừa cho thấy điểm mạnh nhưng đồng thời bộc lộ hạn chế của chính nó. Bởi các thông tin thu được đều do giảng viên tạo ra và dành cho chính mình nên những thông tin đó mang màu sắc chủ quan làm giảng viên bị nhiễu và đọc sai kết quả của một số diễn biến lớp học. Thông thường những cái sai này xuất phát từ sự giải mã hành vi lớp học không theo khách quan mà theo mong muốn. Đây là lỗi phổ biến không chỉ gặp ở lĩnh vực giáo dục mà có thể thấy ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống (Fink, 1999).

31  Phương thức đánh giá của sinh viên

Thực chất của việc sinh viên đánh giá giảng viên là việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với việc giảng dạy của giảng viên. Ngoài việc phản hồi về chất lượng mà sinh viên nhận được qua việc giảng dạy của giảng viên, nó còn mang ý nghĩa là sự phản hồi của xã hội đối với chất lượng của nhà trường, của cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc lấy ý kiến của sinh viên thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên, là cơ hội để sinh viên đóng góp ý kiến với giảng viên, nhà trường giúp giảng viên kiểm tra lại HĐGD của mình, qua đó phát huy những thế mạnh, ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng cũng như chất lượng hoạt động giáo dục nói chung của nhà trường.

Phương thức đồng nghiệp đánh giá

Đồng nghiệp đánh giá (ĐNĐG) bao gồm hai hoạt động: quan sát HĐGD của giảng viên diễn ra trong lớp học và đánh giá các tài liệu viết được sử dụng trong một khóa học. Đồng nghiệp quan sát HĐGD đòi hỏi một thang đánh giá bao gồm các khía cạnh mà ĐNĐG sẽ tốt hơn là người học. Các item của thang đo đề cập đến kiến thức môn học của giảng viên, kỹ năng truyền thụ, phương pháp giảng dạy, hoạt động học tập,…(Berk, Nauman và Appling, 2004). Còn ĐNĐG tài liệu giảng dạy đòi hỏi dạng thang đo đánh giá chất lượng của giáo trình, kế hoạch giảng dạy, bài tập, bài kiểm tra/ thi,… đôi khi các hành vi giảng dạy khác thể hiện sự công bằng, đạo đức, tính chuyên nghiệp cũng được đưa vào đánh giá. Dạng đánh giá này ít bị ảnh hưởng tính chủ quan, hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn so với loại hình quan sát (Berk, 2005).

Ưu điểm của đồng nghiệp đánh giá

Các chuyên gia trong giảng dạy và ĐGGD đồng ý rằng công việc của mỗi một cá nhân trong khoa có giá trị hơn khi nhận được sự đánh giá nghiêm ngặt từ đồng nghiệp (Cavanagh, 1996; Chism, 1999; Diamond and Adam, 2000; Hutchings, 1996a, 1996b) vì những lý do sau:

32

- ĐNĐG có khả năng đưa ra phản hồi về hầu hết các khía cạnh quan trọng của HĐGD như mục đích và mục tiêu môn học, thiết kế chương trình, nguồn học liệu và kiểm tra, đánh giá học tập.

- Bằng cách đưa ra nhận định dựa trên sự hiểu biết về người được đánh giá, đánh giá đồng nghiệp dễ dàng thích ứng với môi trường dạy và học đa dạng.

Hạn chế của đồng nghiệp đánh giá

Có tính thiên lệch do những định kiến từ trước hoặc do mối quan hệ cá nhân; có thể có áp lực của đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến quá trình đánh giá; thiên lệch về phương pháp giảng dạy giống mình (Trần Thị Tú Anh, 2008).

Tham khảo Hướng dẫn 8 tiêu chí đánh giá giảng viên do Bộ GD&ĐT quy định (Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về HĐGD của giảng viên) có thể thấy không phải tiêu chuẩn, tiêu chí nào cũng phù hợp với mọi đối tượng tham gia đánh giá. Tất cả các tiêu chí này đều có thể đánh giá thông qua các hoạt động diễn ra trên lớp học và vì vậy rất phù hợp với đối tượng tham gia đánh giá là sinh viên. Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng sinh viên có đủ điều kiện để đánh giá nhiều khía cạnh của giảng dạy trên lớp học (như: sự rõ ràng của bài giảng, các mối quan hệ với sinh viên, sự quan tâm đến tiến bộ của sinh viên), họ vẫn khẳng định đối với một số khía cạnh (mức độ hiểu biết về nội dung giảng dạy, mục tiêu khóa học, việc tổ chức khóa học và lựa chọn tài liệu) thì chỉ có đồng nghiệp mới có đủ trình độ chuyên môn để đánh giá (Cashin, 1989; Chism, 1999; Hutchings, 1996). Năm lĩnh vực phù hợp với đánh giá đồng nghiệp là sự thông thạo kiến thức môn học, xây dựng giáo trình, thiết kế khóa học, thực hiện giảng dạy và ĐGGD (Cashin, 1989).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)