So sánh sự khác biệt của kết quả đánh giá giữa các yếu tố trong nhóm đố

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.5.So sánh sự khác biệt của kết quả đánh giá giữa các yếu tố trong nhóm đố

tượng và giữa các nhóm đối tượng đánh giá

Để so sánh sự khác biệt của kết quả đánh giá giữa các yếu tố trong nhóm đối tượng và giữa các nhóm đối tượng đánh giá, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích phương sai One-way ANOVA, cho kết quả như sau:

3.1.5.1. So sánh sự khác biệt của kết quả đánh giá giữa các yếu tố trong nhóm sinh viên đánh giá giảng viên

Kết quả phân tích KQĐG của sinh viên đánh giá giảng viên giữa nhóm sinh viên nam vả sinh viên nữ cho thấy điểm trung bình đánh giá của nhóm nam là 3,40 và của nhóm nữ là 3,33, giá trị Sig. của kiểm định phương sai Levene là 0,136 và kết quả so sánh giữa 2 nhóm trong bảng ANOVA có giá trị Sig = 0,558>0,05, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt về về quả đánh giá giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ. Tương tự với kết quả trên, khi so sánh sự khác biệt về KQĐG của các yếu tố trong các nhóm: nhóm (sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4) với giá trị Sig = 0,286>0,05 trong bảng ANOVA; nhóm (sinh viên đăng ký môn học lần đầu và học lại) với giá trị Sig = 0,534>0,05 trong bảng ANOVA và nhóm đối tượng giảng viên được đánh giá (giảng viên nước ngoài và giảng viên trong nước) với giá trị Sig = 0,265>0,05 trong bảng ANOVA, chúng tôi rút ra kết luận là không có sự khác biệt về KQĐG giữa sinh viên năm 2, năm 3, năm 4; giữa sinh viên đăng ký môn học lần

63

đầu và học lại và giữa đối tượng giảng viên được đánh giá là giảng viên nước ngoài hay giảng viên trong nước.

Kết quả phân tích KQĐG của sinh viên đánh giá giảng viên giữa các sinh viên có kết quả học tập khác nhau cho thấy điểm trung bình đánh giá của nhóm sinh viên giỏi là 3,92 và của nhóm sinh viên khá là 3,25, nhóm sinh viên trung bình khá là 3,46 và nhóm sinh viên trung bình là 3,15; giá trị Sig. của kiểm định phương sai Levene là 0,077 và kết quả so sánh giữa 2 nhóm trong bảng ANOVA có giá trị Sig. = 0,002 <0,05, điều này chứng tỏ sự khác biệt về về quả đánh giá giữa các sinh viên có kết quả học tập khác nhau. Phân tích sâu ANOVA bằng kiểm định Tukey, chúng tôi thấy có sự khác biệt về KQDG có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nhóm sinh viên giỏi và nhóm sinh viên khá với giá trị hiệu số trung bình khác nhau là 0,675 và Sig. = 0,010<0,05, giữa nhóm sinh viên giỏi và nhóm sinh viên trung bình với giá trị hiệu số trung bình khác nhau là 0,769 và Sig. = 0,004<0,05.

Bảng 3.5: Kết quả phân tích sâu ANOVA bằng kiểm định Tukey so sánh giữa các sinh viên có kết quả học tập khác nhau

Kết quả phân tích KQĐG của sinh viên đánh giá giảng viên giữa các sinh viên có tỉ lệ phần trăm tham gia lớp học khác nhau cho thấy điểm trung bình đánh giá của nhóm sinh viên tham gia lớp học xấp xỉ 100% là 3,20 và của nhóm sinh viên

64

tham gia lớp học trên 80% là 3,57 và nhóm sinh viên tham gia lớp học dưới 80% là 3,46; giá trị Sig. của kiểm định phương sai Levene là 0,230 và kết quả so sánh giữa 2 nhóm trong bảng ANOVA có giá trị Sig = 0,004<0,05, điều này chứng tỏ sự khác biệt về về quả đánh giá giữa các sinh viên có tỉ lệ phần trăm thời gian tham gia lớp học khác nhau. Phân tích sâu ANOVA bằng kiểm định Tukey, chúng tôi thấy có sự khác biệt về KQĐG có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nhóm sinh viên tham gia lớp học xấp xỉ 100% và nhóm sinh viên tham gia lớp học trên 80% với giá trị hiệu số trung bình khác nhau là -0,362 và Sig. = 0,004<0,05. Điều này cho chúng ta thấy với những sinh viên đi học đều đặn thì có thể hiểu biết về giảng viên cũng như phương pháp giảng dạy nhiều hơn so với những sinh viên thường xuyên nghỉ học, do vậy điểm đánh giá của những sinh viên này gần bằng với điểm đánh giá trung bình và học sẽ đánh giá đúng với thực tế hơn.

Tương tự với kết quả trên khi chúng tôi so sánh kết quả đánh giá giữa nhóm sinh viên khoa CNTY và nhóm sinh viên khoa CNTP. Kết quả cho thấy điểm đánh giá trung bình của nhóm sinh viên khoa CNTY là 3,48 và nhóm sinh viên khoa CNTP là 3,24, giá trị Sig. của kiểm định phương sai Levene là 0,591 và kết quả so sánh giữa 2 nhóm trong bảng ANOVA có giá trị Sig = 0,021<0,05, điều này chứng tỏ sự khác biệt về kết quả đánh giá giữa các sinh viên ở hai khoa khác nhau. Sự khác biệt này có thể thấy chất lượng giảng dạy của các giảng viên ở khoa CNTY tốt hơn so với chất lượng giảng dạy của các giảng viên ở khoa CNTP. Nguyên do sự khác biệt này có thể một phần do kinh nghiệm giảng dạy và một phần do sự truyền đạt kiến thức bằng tiếng Anh của giảng viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc giảng dạy kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh trong chương trình tiên tiến tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (Trang 72)