học
Sherry et al., (2004), đã tiến hành đo lường kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngồi về Học viện cơng nghệ UNITEC, Auckland, New Zealand với thang đo SERVQUAL 5 thành phần với 20 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị tốt với 5 thành phần phân biệt như thang đo gốc. Tất cả các khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của 5 thành phần đều âm và cĩ ý nghĩa. Điều này cho thấy UNITEC cần phải cải tiến nhiều để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng kỳ vọng của sinh viên trong nước và bản xứ khác nhau khơng đáng kể nhưng về chất lượng cảm nhận của sinh viên nước ngồi thì thấp hơn nhiều so với sinh viên bản xứ. Khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của sinh viên nước ngồi lớn hơn đáng kể thuộc về thành phần cảm thơng, sự đảm bảo và sự đáp ứng (Sherry et al., 2004, dẫn theo Lưu Thiên Tú, 2009)
Lưu Thiên Tú (2009) trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận và sự hài lịng của sinh viên Trường đại học cơng nghệ Sài Gịn” đã sử dụng thang đo SERVPERF để xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 5 thành phần: độ tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thơng, tính hữu hình. Thang đo gồm 24 biến. Các biến quan sát trong thang đo sự hài lịng của sinh viên cĩ giá trị trung bình tương ứng là 3.42 và 3.32 và độ lệch chuẩn là 0.802 và 0.797. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ cung cấp và mức độ hài lịng của sinh viên đối vơi chất lượng dịch vụ chỉ đạt mức bình thường. Như vậy, kết quả thống kê cho thấy trường ĐH Sài Gịn cần phải quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo để mang lại sự hài lịng cao nhất cho sinh viên.
Nguyễn Thị Thu Thảo (2011) cũng thực hiện một nghiên cứu về “Nâng cao sự hài lịng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của Hutech”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERF với 39 biến. Mơ hình nghiên cứu gồm 5 thành phần: mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ, sự cảm
thơng, cơ sở vật chất để đo lường sự hài lịng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần “cơ sở vật chất” cĩ tác động mạnh nhất đến chất lượng dịch vụ giáo dục và qua đĩ ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lịng của sinh viên.
Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự (2012) với nghiên cứu “Kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ trong đào tạo đại học trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học tư thục khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long”. Đề tài nghiên cứu đã kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học thơng qua khảo sát ý kiến sinh viên các trường đại học tư thục khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Qua tiến trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu, kết quả thang đo chất lượng dịch vụ giáo dục đại học tư thục khu vực đồng bằng sơng Cửu Long bao gồm 5 thành phần: (1) hữu hình, (2) đáp ứng, (3) đảm bảo, (4) tin cậy và (5) cảm thơng với 24 yếu tố. Các thành phần của thang đo đĩng gĩp thơng tin, cơ sở cho hoạt động đánh giá thăm dị ý kiến sinh viên và là cơ sở cho giải pháp nâng cao, cải thiện chất lượng dịch vụ cho các trường đại học tư thục khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Đây cịn là cơ sở cho các trường đại học tư thục ở các khu vực khác làm nền tảng để xây dựng tiêu chí đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục hơn nữa.