Nhân tố Cơng tác định hướng học tập

Một phần của tài liệu Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường đại học Dân lập Văn Lang (Trang 91)

Bảng 4.23 Giá trị trung bình các biến của nhân tố Cơng tác định hướng học tập

Các phát biểu Giá trị

trung bình

EMP7_ Nhà trường, Khoa tổ chức các buổi tư vấn về phương pháp

học tập giúp sinh viên định hướng rõ ngành học. 3.60

EMP8_ Nhà trường, Khoa tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp, tư vấn việc làm, giao lưu với doanh nghiệp nhằm phát triển cho sinh viên các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xin việc, bí quyết hịa nhập mơi trường cơng sở, cách thuyết phục nhà tuyển dụng...

3.70

EMP6_ Nhà trường cĩ các chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến

khích sinh viên vượt khĩ học tập. 3.92

3.7442

Nhân tố Cơng tác định hướng học tập được hình thành từ 3 biến (1) Nhà trường, Khoa tổ chức các buổi tư vấn về phương pháp học tập, (2) Nhà trường, Khoa tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp, tư vấn việc làm, giao lưu với doanh nghiệp, (3) Nhà trường cĩ các chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích sinh viên vượt khĩ học tập.

Sinh viên đánh giá nhân tố này khá cao (giá trị trung bình = 3.7442). Điều này phù hợp với thực tế của nhà trường. Khi học sinh vừa kết thúc học phổ thơng bước chân vào một trường đại học, chắc chắn rằng học sinh sẽ khá bỡ ngỡ với một phương pháp học mới, khơng giống như học phổ thơng. Bên cạnh đĩ, khi bắt đầu vào đại học, điều đầu tiên mà sinh viên mong muốn đĩ là được tiếp cận với một mơi trường học tập mới, tự do hơn, khoa học hơn và cĩ cơ hội tìm hiểu sâu hơn một mơn khoa học mà họ yêu thích. Do đĩ, các Khoa tại trường Văn Lang đã tổ chức các buổi gặp mặt tân sinh viên hướng dẫn sinh viên các phương pháp học tập, tự

nghiên cứu, kinh nghiệm học tập, giới thiệu mục tiêu đào tạo, chương trình học rõ ràng. Thơng qua các buổi hướng dẫn đĩ, sinh viên sẽ được giải đáp các thắc mắc ban đầu như “Ngành đĩ sẽ học ra sao?, Người làm nghề đĩ cần tố chất gì? Trong 4 đến 5 năm đại học mình sẽ được học gì? Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp?”. Qua đĩ, giúp sinh viên giúp sinh viên định hướng cách học, tiếp thu các vấn đề khoa học một cách logic, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Trong nhân tố này vấn đề “tổ chức các buổi tư vấn về phương pháp học tập giúp sinh viên định hướng rõ ngành học” là vấn đề mà sinh viên đánh giá thấp nhất. Điều này cũng cĩ thể cho thấy tuy nhà trường và Khoa cĩ tổ chức các buổi gặp mặt như thế nhưng vẫn cịn ít và chủ yếu diễn ra vào đầu năm học, nhiều sinh viên lại khơng tham gia nên khi vào học khơng tránh khỏi bỡ ngỡ và cảm thấy khĩ khăn trong việc thích nghi với cách học mới ở bậc đại học.

Bên cạnh việc định hướng về ngành học cho các em, nhà trường cịn chủ động tổ chức các buổi hội thảo hướng nghiệp, việc làm được tổ chức từ cấp Khoa tới cấp trường. Tại đây, sinh viên được gặp gỡ nhà tuyển dụng, học hỏi kinh nghiệm về các kỹ năng xin việc và hình dung được cơng việc của nghề mà mình đã chọn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay các trường đại học chưa chú trọng đến đào tạo các kỹ năng mềm cho người học và Văn Lang cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đĩ. Cụ thể là các buổi tổ chức cịn hạn hẹp ở các Khoa, chưa cĩ sự phối hợp với Đồn – Hội.

Để nắm được tình hình việc làm của sinh viên, và cũng để biết được nhu cầu việc làm trên thị trường lao động. Hằng năm, các Khoa đều tổ chức khảo sát việc làm sinh viên sau một năm tốt nghiệp, cụ thể vào năm 2012 một số Khoa đã khảo sát số sinh viên cĩ việc làm phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực được đào tạo như sau:

Bảng 4.24 Thống kê sinh viên cĩ việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo (tại một số Khoa)

TT Khoa Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Cơng nghệ Thơng tin 97.5

2 Cơng nghệ và Quản lý Mơi trường 60.2

3 Du lịch 67.6

4 Kỹ thuật Nhiệt Lạnh 100

5 Mỹ thuật Cơng nghiệp 82

6 Ngoại ngữ 70

7

Quan hệ Cơng chúng và Truyền

thơng 71.3

8 Quản trị Kinh doanh 76.5

9 Kế tốn Kiểm tốn 84.8

10 Tài chính Ngân hàng 68.5

11 Thương mại 59

(Nguồn: Ban kiểm định chất lượng đào tạo trường ĐHDL Văn Lang)

Mặc dù tỷ lệ việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo cịn do sinh viên chủ động chọn trái ngành mà mình thích, hoặc do gia đình cĩ người làm trong ngành hoặc do cơ hội việc làm cĩ thu nhập cao nhưng nhà trường cũng nên xem xét đến sự phù hợp của chương trình đào tạo đáp ứng với yêu cầu và nhu cầu lao động ngày càng cao của xã hội.

Ngồi việc đảm bảo cung cấp chất lượng đào tạo cho người học nhà trường cịn cĩ các chính sách hỗ trợ cho người học theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo và theo quy định riêng của trường, cụ thể sinh hoạt và hướng dẫn người học thực hiện các Chính sách miễn giảm học phí, chính sách vay vốn ngân hàng, kêu gọi sinh viên mua Bảo hiểm y tế (bắt buộc) đề phịng trường hợp rủi ro trong cuộc sống… Ngồi ra, trường cịn gây quỹ “Gia Đình Văn Lang” để hỗ trợ các hồn cảnh khĩ khăn. Vào những đợt bão lụt trong năm, trường đã chủ động rà sốt các đối tượng sinh viên cĩ gia đình khĩ khăn nằm trong vùng thiên tai để hỗ trợ nhằm giúp đỡ

phần nào khĩ khăn cho các em, giúp các em yên tâm học hành. Tuy nhiên, để tránh tình trạng bỏ sĩt các trường hợp cần hỗ trợ, nhà trường cần giành nhiều thời gian cho các Khoa trong qua trình rà sốt đúng đối tượng hỗ trợ.

Qua phân tích trên, ta thấy việc định hướng học tập cho sinh viên ngay từ đầu là việc làm cần thiết, và điều đĩ cũng hình thành cho sinh viên ý thức học tập trong quãng đời sinh viên.

Một phần của tài liệu Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường đại học Dân lập Văn Lang (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)