Nghiên cứu được bắt đầu từ mục tiêu đã trình bày ở phần mở đầu và với việc nghiên cứu các lý thuyết về chất lượng dịch vụ, thang đo chất lượng dịch vụ, các nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ đào tạo tác động đến sự hài lịng của sinh viên. Tác giả đã sử dụng thang đo SERVPERF với 5 thành phần gồm: mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ, mức độ cảm thơng, phương tiện hữu hình để đo lường cảm nhận của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Văn Lang.
Qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, từ 47 biến quan sát ban đầu, thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo cịn 32 biến quan sát với 7 thành phần: (1) Mức độ đáp ứng cơng tác hành chính, (2) Cơ sở vật chất của nhà trường, (3) Mơi trường học tập, (4) Cơng tác định hướng học tập, (5) Mức độ tin cậy, (6) Cơng tác hỗ trợ học tập, (7) Cơng tác phục vụ học đường. Thang đo sự hài lịng của sinh viên vẫn giữ nguyên 5 biến.
Qua phân tích hồi quy, chỉ cịn 5 thành phần và đây cũng chính là 5 nhân tố tác động đến sự hài lịng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học dân lập Văn Lang. Mức độ tác động của 5 nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ mạnh nhất đến yếu nhất: Mức độ tin cậy (β= 0.229), Mơi trường học tập (β= 0.214), Cơng tác định hướng học tập (β= 0.211), Cơ sở vật chất của nhà trường (β= 0.131), Mức độ đáp ứng cơng tác hành chính (β= 0.102).
Để kiểm định khác biệt về sự hài lịng theo đặc điểm cá nhân, tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định One way ANOVA. Kết quả phân tích cho thấy cĩ sự khác biệt trong cảm nhận về sự hài lịng của sinh viên theo từng Khoa nhưng khơng cĩ sự khác biệt về sự hài lịng của sinh viên theo giới tính và năm học.