- Giá trị hao mòn kuỹ kế 24
2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 43 3-
BẢNG 2-18: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2014 Năm 2013 So sánh
∆ %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 33.429.681.333 16.545.000.631 16.884.680.702 202,05
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 7.679.890.999 2.600.897.990 5.078.993.009 295,28
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 25.749.790.334 13.944.102.641 11.805.687.693 184,66
4. Giá vốn hàng bán 11 16.139.500.293 7.688.592.848 8.450.907.445 209,91
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 9.610.290.041 6.255.509.793 3.354.780.248 153,63
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.115.009.300 1.400.360.000 -285.350.700 79,62
7. Chi phí tài chính 22 1.695.180.957 1.257.697.895 437.483.062 134,78
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 -
8. Chi phí bán hàng 24 3.063.119.974 1.393.801.717 1.669.318.257 219,77
9. Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 3.822.135.066 2.879.635.866 942.499.200 132,73
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 2.144.863.344 2.124.734.315 20.129.029 100,95
11. Thu nhập khác 31 398.854.199 7.539.700 391.314.499 5290,05
12. Chi phí khác 32 15.462.679 15.462.679
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 -32) 40 383.391.520 7.539.700 375.851.820 5084,97
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40) 50 2.528.254.864 2.132.274.015 395.980.849 118,57
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 632.063.716 533.068.504 98.995.212 118,57
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51 -52) 60 1.896.191.148 1.599.205.511 296.985.637 118,57
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí bán hàng tăng 1.669.318.257 đồng tương ứng với tăng 119%, chí phí quản lý doanh nghiệp tăng 32,73% tương ứng tăng 942.499.200 đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh do công ty mở rộng sản xuất, chi nhánh cần nhiều lực lượng nhân viên bán hàng đồng thời cần thêm quản lý để có thể cho hoạt động sản xuất được điều chỉnh kịp thời phù hợp. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao còn do chi phí khấu hao, chi phí tiếp khách, công tác phí, hội nghị, tiếp tân, chi phí thăm dò, áp dụng nghiên cứu khoa học,đổi mới công nghệ...tăng cao, bên cạnh đó việc bố trí sắp xếp lực lượng quản lý còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa thực sự hợp lý và chặt chẽ mặc dù trong năm Công ty đã thay đổi bộ máy quản lý. Do đó Công ty cần phải xem xét kỹ hơn nữa nhằm làm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các chi phí này.
+ Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2014 là1.115.009.300 đồng giảm so với so với năm trước 285.350.700 đồng và chi phí hoạt động tài chính tăng 34,78% tương ứng với tăng437.483.062 đồng. Doanh thu hoạt động tài chính quá nhỏ so với chi phí tài chính. Công ty nên cắt giảm đầu tư vào tài chính để tránh thua lỗ khi đầu tư quá nhiều vào tài chính.
+ Lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2014 đạt 2.528.254.864 đồng, tăng 395.980.849 đồng so với năm trước, đây là xu hướng rất tốt vì trong nền kinh tế đang phục hồi sau suy thoái mà doanh nghiệp không lỗ mà vẫn đảm bảo được mức tăng lợi nhuận. Mặt khác do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng bởi nhân tố sản lượng sản phâm tiêu thụ tăng với khối lượng lớn so với năm 2013 làm cho doanh thu về lúa năm 2014 tăng.
2.6.2 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh
2.6.2.1Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ
Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ tài trợ tài sản(nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Thuộc nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, vốn thanh toán dài hạn, trung hạn (trừ vay – nợ quá hạn). Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động …
Dưới góc độ này,cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức :
TS ngắn hạn + TS dài hạn = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ TT (2-18) Hay: TS ngắn hạn – Nguồn tài trợ TT = Nguồn tài trợ TX – TS dài hạn . Về thực chất, nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là nợ ngắn hạn.
Khi đó:
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (2-19)
= Nguồn tài trợ TX – TS dài hạn
Vốn hoạt động thuầnlà chỉ tiêu phản ánh số vốn tối thiểu của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp.
Vốn hoạt động thuần< 0 khi đó tài sản dài hạn > nguồn tài trợ thường xuyên hay nợ ngắn hạn >tài sản ngắn hạn. Khi đó, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Do vậy, cân bằng tài chính xảy ra trong trường hợp này đặt doanh nghiệp vào tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng (cân bằng xấu). Khi vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0, doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nguy cơ phá sản luôn rình rập.
Vốn hoạt động thuần bằng 0 xảy ra khi số tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên hay nợ ngắn hạn đúng bằng tài sản ngắn hạn. Khi đó, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp.
Vốn hoạt động thuần >0 khi tài sản dài hạn < nguồn tài trợ thường xuyên hay nợ ngắn hạn< tài sản ngắn hạn.Trong trường hợp này, nguồn tài trợ thường xuyên cua doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn.Vì thế cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt” an toàn và bền vững.
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn còn sử dụng một số chỉ tiêu trong bảng (2.19)
Hệ số tài trợ thường xuyên :
Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần.
Hệ số tài trợ thường xuyên =
Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Cuối năm 2014 hệ số này là 0,34 cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của công ty đã tăng lên0,03so với đầu năm.