- Tỉ số giữa tốc độ tăng tiền lương và tăng NSLĐ là:
13 Giá thành toàn bộ
2.5.2 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành đối với lúa giống
Giảm giá thành có tác dụng là điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Do giá thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên việc giảm giá thành cũng phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhiên liệu và đặc biệt là hạn chế mức tăng của tiền lương và chi phí sản xuất chung.
Để xem mức hạ giá thành sản phẩm năm 2014 so với năm 2013 người ta thường dùng 2 chỉ tiêu: +Mức hạ giá thành (M1) M1 = Qth2014 × (Zth2014 – Zth2013) (đồng) (2-14) + Tỷ lệ hạ giá thành (T1) T1 = M1 × 100 (%) (2-15) Qth2014 × Zth2014 Xảy ra 2 trường hợp: M1, T1 > 0: Giá thành tăng M1, T1 < 0: Giá thành hạ Trong đó:
M1: Mức hạ giá thành thực tế năm 2014 so với năm 2013. Zth2014: Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2014.
Zth2013: Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2013. Qth2014: Sản lượng lúa sản xuất năm 2014.
T1: Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm năm 2014 so với năm 2013. Thay số vào công thức (2.16) và (2.17) ta có:
M1 = 2,830,880 × (9.829 - 10.308) = -1.357.349.846(đồng)
Như vậy, tổng giá thành thực tế năm 2014 giảm1.357.349.846 đồng tương ứng giảm 4,88% so với năm 2013. Rõ ràng công tác giảm giá thành của Công ty thực hiện đã có hiệu quả. Đó là do trong năm công ty đã nỗ lực thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động làm tăng sản lượng tạo ra.
2.6Phân tích tình hình tài chính của công ty.
Phân tích tài chính giúp Công ty đánh giá được sự biến động của tài sản và nguồn vốn giúp phát hiện những vấn đề không hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh để nhà quản lý biết được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, cũng như đánh giá được, tiềm lực, sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời của vốn và triển
vọng phát triển trong tương lai, để từ đó thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan để có những biện pháp giải quyết kịp thời,và có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh..
2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty
2.6.1.1Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là tài liệu phản ánh toàn bộ nội dung của hoạt động tài chính, từ đó có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trình độ sử dụng vốn, triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp để đề ra các biện pháp quản lý sao cho có hiệu quả nhất.
Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho tình hình tài chính tốt và ngược lại, hoạt động tài chính cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn lưu động và nguồn vốn chuyên dùng của Doanh nghiệp có nhiệm vụ huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, sử dụng và quản lý vốn một cách hợp lý nhất và có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý khai thác tài chính của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính của Công ty năm 2014 được thể hiện qua bảng cân đối kế toán bảng 2-17.
Thông qua bảng cân đối kế toán được thực hiện vào ngày 31/12/2014, tính đến thời điểm cuối năm tài chính 2014 tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình là 98.485.365.848 đồng tăng 16.276.329.121đồng so với thời điểm đầu năm tương ứng với tăng 19,8%.
Về tài sản
Tài sản ngắn hạn đầu năm là 57.791.628.841 đồng đến cuối năm 73.289.028.106đồng tỷ trọng từ 69,14% đến 74,42%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng 4.618.122.501đồng từ 29.749.889.891 đồng đến 34.368.012.392 đồng, hàng tồn kho tăng từ 6.803.972.766 đồng đến 9.188.810.737 đồng tương ứng tăng 35,5%, trong năm 2014 công ty mở rộng sản xuất đồng thời sản lượng sản phẩm sản xuất tăng lớn, có nhiều loại giống mới ra chưa đưa được vào thị trường, thêm vào đó là công ty dự trữ lại một lượng sản phẩm đề có thể cung
ứng kịp thời cho người dân nếu thời tiết có sự bất ổn, công ty sản xuất mang tính chất nông nghiệp, hết vụ thường phải để lại một lượng hàng trong kho để chuẩn bị cho gieo trồng vụ sau vì thế hàng tồn kho tăng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu quả hoạt động của công ty. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 6,49% tương ứng tăng 940.580.644 đồng so với đầu năm.
Tài sản dài hạn là 25.196.337.742 đồng, tăng778.929.856 đồng so với đầu năm và giảm tỷ trọng từ 29,7% xuống còn 25,58%. Tài sản dài hạn tăng là do TSCĐ tăng từ 4.095.028.496 đồng lên 4.533.258.352 đồng tương ứng tăng 10,7%. Tài sản cố định tăng lên do trong năm công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị cho sản xuất. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có sự tăng nhẹ.
Về kết cấu tài sản có thể thấy đến cuối năm, TSDH giảm tỷ trọng xuống còn 25,58%. Với tỷ trọng TSDH < TSNH như trên là tương đối hợp lý với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như Công ty.
Về nguồn vốn
Tổng nguồn vốn tính đến cuối năm ngày 31/12/2014 là 98.485.365.848 đồng tăngso với năm trước là 16.276.329.121 đồng tương ứng tăng 19,8%. Cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng so với năm trước. Nợ phải trả của Công ty tăng từ 64.508.794.223 đồng ở thời điểm đầu năm lên74.903.017.714 đồng tương ứng với mức tăng16,11%. Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn và cả nợ dài hạn của công ty tăng lên. Cụ thể nợ ngắn hạn tăng lên 7.982.820.385đồng tương ứng với mức tăng là 14,02%, nợ dài hạn tăng lên là 2.411.403.106 đồng tương ứng với mức tăng là 31,8%. Vốn chủ sở hữu tăng đáng kể, có mức tăng từ 17.700.242.504 đồng lên23.900.192.104 đồng. Trong đó chỉ có nguồn kinh phí và quỹ khác là không có sự thay đổi. Nợ ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn tăng cụ thể là tăng 10.000.000.000 đồng. Trong nợ ngắn hạn thì có phải trả nguời bán giảm mạnh tương ứng giảm 2.974.271.068 đồng chỉ còn bằng 17,5% so với đầu năm. Như vậy trong năm công ty đã thanh toán một khoản tiền lớn cho người bán.
Về cơ cấu của nguồn vốn trong Công ty thì Nợ phải trả chiếm ưu thế hơn, đầu năm là 78,47% đến cuối năm tăng tỷ trọng giảm nhẹ và chiếm 76,05% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả tăng lên về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng do nguồn vốn chủ sở hữu tăng cụ thể vốn chủ sở hữu tăng từ 17.700.242.504 đồng lên 23.900.192.104 đồng tương ứng tăng 6.199.949.600 đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu tăng lên một phần là do lợi nhuận của công ty tăng từ 1.599.205.511 đồng lên đến 1.896.191.148 đồng tương ứng tăng 18,57%, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty.