T Các chi nhánh (Công ty) Đ
BẢNG 2 14: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ TIỀN LƯƠNG
ĐVT TH 2013
+ Về mặt kinh tế: Yêu cầu của việc trả lương là tính hiệu quả kinh tế. Tiền lương phải trở thành một đòn bẩy kinh tế khuyến khích sản lượng, năng suất lao động, hạ giá thành.
+ Về xã hội: Tiền lương phải đảm bảo thu nhập cho cuộc sống người lao động, tái sản xuất sức lao động, ổn định công ăn việc làm và nâng cao dần mức sống người lao động.
Ta có tổng quỹ lương năm 2013 của công ty là 7.433 triệu đồng, năm 2014 quỹ lương là 14.736 triệu đồng, tăng 7.303 triệu đồng tương ứng tăng là 98,25% Đồng thời đơn giá tiền lương bình quân tăng 0,36 triệu đồng /ng-tháng,cụ thể năm 2013 là 2,46 triệu đồng/ng-thángthì năm 2014 tăng lên là 2,82 triệu đồng/ng- tháng, tức là tăng 14,64%. Nhìn chung là năm 2014, tiền lương bình quân của công ty tăng lên do công ty mở rộng sản xuất, có doanh thu lớn và công ty cũng chú trọng hơn đến đời sống của công nhân.
2.4.2.2 Phân tích mức độ tiết kiệm tổng quỹ lương
Khi trả lương cho người lao động cũng cần quan tâm đến tính hiệu quả và lợi ích kinh tế của Công ty. Để thấy rõ sự hợp lý của quỹ lương năm 2014, ta đánh giá qua chỉ tiêu mức tiết kiệm tương đối của tổng quỹ lương:
∆F = F1 –F0* 0 1 D D (2-11) Trong đó:
∆F : Mức tiết kiệm hay lãng phí tổng quỹ tiền lương F1, F0 : Tổng quỹ lương năm 2014 và 2013
D1, D0 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 và 2013 ∆F = 14.736–7.433×16.137 429 . 33 = - 662,014 (triệu đồng)
Thông qua chỉ tiêu tiết kiệm tương đối quỹ lương cho thấy trong năm 2014, công ty đã tiết kiệm 662,014 triệu đồng quỹ tiền lương.
Điều này là có lợi cho Công ty
Trong phân tích tiền lương, một nội dung quan trọng là so sánh chỉ số tăng tiền lương bình quân và chỉ số tăng NSLĐ. Việc phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương sẽ cho thấy sự dao động của NSLĐ đã hợp lý với sự dao động của tiền lương hay chưa. Qua đó đánh giá hiệu quả công tác của đơn vị và kịp thời có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.